Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao của người Việt

5/5 - (1 bình chọn)

Đối với người Việt, việc lựa chọn kích thước tủ bếp tiêu chuẩn sẽ đảm bảo sự hài hòa trong tổng thể thiết kế, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp. Cùng Duraval khám phá các kích thước tủ nhà bếp phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt, để mọi hoạt động của bạn trong bếp luôn thuận tiện và thoải mái.

1. Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo loại tủ

Phân loại theo kiểu dáng tủ thì có 4 loại thiết kế tủ bếp phổ biến: Tủ chữ L, tủ chữ I, tủ chữ U và tủ hai tầng. Dưới đây là kích thước chuẩn của các loại tủ bếp để bạn có thể tham khảo khi chọn mua hoặc thiết kế.

1.1. Kích thước tủ bếp chữ I

Tủ bếp chữ I thường được lắp đặt dọc theo một bên tường, tối ưu không gian cho những căn bếp có diện tích nhỏ. Thiết kế này đơn giản, gọn gàng, phù hợp với lối sống hiện đại và đảm bảo sự tiện lợi trong sử dụng. Tủ thường có kích thước như sau:

  • Chiều cao tủ: 3m – 4m.
  • Chiều sâu tủ: 40cm – 55cm.
  • Kích thước thùng tủ: 80cm – 90cm.
  • Kích thước cánh tủ: 30cm – 40cm.
Kích thước tủ bếp chữ I phù hợp không gian bếp
Tủ bếp chữ I phù hợp không gian bếp

1.2. Kích thước tủ bếp chữ L

Tủ bếp chữ L thường được lắp đặt trong các gia đình có không gian bếp rộng rãi, giúp tận dụng góc tường hiệu quả. Kiểu tủ này không chỉ tạo sự thông thoáng mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao và thuận tiện trong việc sắp xếp, nấu nướng. Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp chữ L như sau:

  • Chiều cao từ mặt đất đến phần tủ bếp trên: 220cm – 225 cm.
  • Chiều cao tủ bếp dưới: 81cm – 86 cm.
  • Chiều rộng mặt bếp: 60cm – 65 cm.
  • Chiều cao tủ bếp trên: 70cm – 80 cm.
  • Chiều sâu tủ của bếp trên: 35 cm.
  • Lối đi trong gian bếp: 90cm – 150cm.
  • Khoảng cách của mặt tủ bếp dưới và tủ bếp trên: 60cm – 65cm.
Tủ bếp chữ L phù hợp với kích thước bếp rộng rãi
Tủ bếp chữ L phù hợp với kích thước bếp rộng rãi

>>> Xem thêm: Kích thước tủ bếp chữ L tiêu chuẩn và cách lựa chọn

1.3. Kích thước tủ bếp chữ U

Tủ chữ U có thiết kế phức tạp hơn các loại tủ thông thường khác, nên sẽ phù hợp để lắp đặt trong gian bếp có diện tích lớn để tránh gây ngột ngạt và chật chội. Bạn có thể tham khảo kích thước chuẩn của tủ bếp chữ U như sau: 

  • Chiều rộng tủ bếp: 27cm – 37cm.
  • Chiều cao tủ bếp: 80cm – 90cm.
  • Chiều sâu tủ bếp: 50cm – 55cm.
  • Chiều cao tủ bếp trên: 70cm – 80cm.
  • Chiều sâu tủ bếp trên: 30cm – 45cm.
Tủ bếp chữ U thiết kế và lắp đặt khá phức tạp
Tủ bếp chữ U thiết kế và lắp đặt khá phức tạp

1.4. Kích thước tủ bếp 2 tầng

Tiêu chuẩn kích thước tủ dưới của tủ bếp 2 tầng là:

  • Chiều cao: 810mm – 860mm (Người sử dụng trên 1m9 có thể thiết kế tủ cao 900mm).
  • Chiều sâu: 590mm (Tính từ mặt kính tủ vào sát tường).

Kích thước của tủ bếp 2 tầng phía trên:

  • Chiều cao: 700mm.
  • Chiều sâu: 350mm.
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới trong khoảng 600mm.
  • Phào tủ: 100mm.
Tiêu chuẩn kích thước của tủ bếp 2 tầng
Tiêu chuẩn kích thước của tủ bếp 2 tầng

>>> Xem thêm: Ngăn kéo tủ bếp hiện đại, tối ưu không gian bếp

2. Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo vị trí tủ bếp

Kích thước tủ bếp cần dựa vào vị trí lắp đặt tủ để thiết kế độ rộng phù hợp. Tủ bếp trên và tủ bếp dưới có kích thước lắp đặt khác nhau. Bạn có thể tham khảo các kích thước dưới đây để lựa chọn chính xác với vị trí tủ bếp của gia đình.

2.1 Kích thước tủ bếp trên​ tiêu chuẩn

Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp trên thông thường là:

  • Chiều cao: Từ 35cm – 90cm. 
  • Chiều sâu: Từ 30cm – 35cm. 
  • Chiều rộng: Từ 30cm – 100cm.
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo vị trí tủ bếp
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo vị trí tủ bếp

2.2 Kích thước tủ bếp dưới​

Kích thước chuẩn của tủ bếp dưới là:

  • Chiều cao: 82cm – 92cm; 
  • Chiều sâu: Khoảng 56cm – 60cm; 
  • Độ dày mặt bàn bếp: Từ 2cm – 4cm; 
  • Kích thước bàn bếp: Từ 60cm – 65cm.

2.3 Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và dưới

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và dưới thường từ 35cm – 60cm. Tuy nhiên, gia chủ có thể lắp đặt theo khoảng cách từ 60 – 80cm để các thành viên trong gia đình có thể hoạt động trong không gian bếp thoải mái.

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và dưới
Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và dưới

2.4 Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các thiết bị nhà bếp

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các thiết bị nhà bếp giúp bố trí không gian hợp lý, người dùng dễ dàng hoạt động trong bếp, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 

  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và chậu rửa sẽ dao động trong khoảng 40cm – 80cm, cửa tủ bếp trên thường có ở mức 1,8m – 1,9m. 
  • Khoảng cách từ sàn bếp đến mặt bàn: 80cm – 90cm
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi: 60m – 80cm
  • Khoảng cách tối thiểu giữa bàn chuẩn bị và khu vực nấu ăn: 92cm.
  • Mặt bàn nên được thiết kế nằm cạnh bồn rửa với kích thước: 45cm – 90cm, đo từ mép bàn đến mép chậu rửa một bên hoặc ở cả 2 bên.
Kích thước tủ bếp cần dựa vào vị trí lắp đặt tủ để thiết kế độ rộng phù hợp
Dựa vào vị trí lắp đặt tủ để thiết kế độ rộng phù hợp

2.5 Kích thước tiêu chuẩn của bàn đảo bếp

Kích thước tiêu chuẩn của bàn đảo bếp sẽ nằm trong khoảng: 80cm – 105cm, tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi gia đình.

>>> Xem thêm: 99+ Mẫu bàn bếp đẹp hiện đại, tiện nghi nhất 2024

3. Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp​ theo từng bộ phận

Chọn kích thước chính xác cho từng bộ phận của tủ bếp giúp tối ưu không gian và tạo sự tiện nghi khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu các tiêu chuẩn kích thước để có một căn bếp hoàn hảo hơn.

3.1 Kích thước cánh tủ bếp

  • Chiều rộng cánh tủ: Khoảng 30 – 70cm, kích thước khuyến nghị nên dùng là 50cm.
  • Chiều cao cánh tủ: Khoảng 70 – 80cm.
  • Chiều dày: 1.8cm (Có thay đổi tùy thuộc vào loại vật liệu bạn sử dụng).

3.2 Kích thước ngăn kéo tủ bếp​

  • Khoang tủ 1 cánh/2 cánh kéo,cánh mở: R600mm x S840mm x C560mm
  • Khoang tủ 2 cánh kéo hoặc cánh mở: R800mm x S840 C560mm
  • Khoang tủ 2 cánh kéo hoặc cánh mở: R900mm x S840mm x C560mm
Kích thước ngăn kéo tủ bếp​ đa dạng
Kích thước ngăn kéo tủ bếp​ đa dạng

3.3 Kích thước mặt bàn bếp

Kích thước bàn bếp phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu của từng gia đình để thiết kế kích thước phù hợp. Điều này sẽ tạo sự thoải mái và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Kích thước bàn bếp như sau: Khoảng 47cm – 50cm hoặc 55cm – 62cm.

Kích thước bàn bếp phụ thuộc nhu cầu sử dụng của người dùng
Kích thước bàn bếp phụ thuộc nhu cầu sử dụng của người dùng

>>> Xem thêm: Chiều cao bàn bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu thì hợp lý?

4. Các chỉ số kích thước tủ bếp chuẩn​ phong thủy

Tủ bếp được thiết kế theo độ rộng chuẩn phong thủy sẽ giúp không gian ngôi nhà hài hòa, gia đình gặp nhiều may mắn và tài lộc, do đó mà nhiều gia đình đặt làm theo độ rộng này. Tủ bếp kích thước như sau:

  • Khoảng cách từ sàn đến mặt bếp: Khoảng 81cm – 86cm.
  • Chiều rộng mặt bếp: 60cm.
  • Khoảng cách từ đáy tủ bếp dưới đến mặt bàn bếp dưới: 60cm – 65cm.
  • Chiều cao tủ trên: Tối đa 80cm.
  • Chiều sâu tủ trên: 35cm.
  • Tổng chiều cao hệ tủ bếp tính từ sàn đến nóc phào: 225cm.
  • Lối đi trong khu vực bếp có độ rộng tối thiểu 75cm.
Chọn kích thước tủ bếp theo chỉ số chuẩn​ phong thủy
Chọn kích thước tủ bếp theo chỉ số chuẩn​ phong thủy

5. Lợi ích khi chọn kích thước tủ bếp phù hợp

Nhiều người nghĩ tủ bếp to mới đẹp, nhưng thực ra không phải vậy. Tủ bếp cần có kích thước phù hợp với không gian bếp, như vậy sẽ tạo nên sự gọn gàng và thể hiện thẩm mỹ của gia chủ. Dưới đây là 3 lợi ích của việc chọn tủ bếp đúng kích thước:

  • Lựa chọn tủ bếp có kích thước phù hợp giúp quá trình nấu nướng, chuẩn bị thực phẩm của bạn trở nên dễ dàng, vì hạn chế được việc cúi gập người hoặc với cao gây mỏi lưng.
  • Một tủ bếp vừa vặn với kích thước bếp sẽ tạo cảm giác hài hòa, gọn gàng không gian.
  • Khi tủ bếp được thiết kế đúng kích thước, bạn không cần tốn thời gian sửa chữa hoặc điều chỉnh lại, giảm chi phí phát sinh.

6. 7 yếu tố cần lưu ý khi chọn kích thước tủ bếp chuẩn

Trong quá trình lựa chọn hoặc thiết kế tủ bếp, bạn cần lưu ý 7 yếu tố sau để tìm được kích thước tủ bếp chuẩn cho gia đình của mình: 

  • Diện tích thực tế của căn bếp: Đo kích thước bếp chính xác để xác định kích thước tủ bếp phù hợp, tránh làm cho không gian trở nên chật hẹp.
  • Bố cục không gian nhà bếp hiện tại: Cân nhắc bố trí các khu vực tổng thể bao gồm: tủ bếp, khu bếp nấu, khu vực chuẩn bị thực phẩm và lưu trữ sao cho thuận tiện nhất.
  • Vị trí đặt tủ bếp: Xác định vị trí chính xác của tủ bếp dựa trên nguồn nước, hệ thống điện và hệ thống thông gió, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng.
  • Chiều cao của người sử dụng: Tủ bếp nên được thiết kế phù hợp với chiều cao của người dùng, giúp người sử dụng hoạt động thoải mái nhất.
Cân nhắc bố trí tủ bếp theo các khu vực tổng thể 
Cân nhắc bố trí tủ bếp theo các khu vực tổng thể
  • Kiểu dáng, thiết kế của tủ bếp: Chọn kiểu tủ bếp hài hòa với phong cách nội thất chung, đồng thời phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Các thiết bị nhà bếp muốn lắp đặt: Dự đoán vị trí và kích thước của các thiết bị nhà bếp như: lò vi sóng, máy rửa bát, bếp gas để đảm bảo tính tiện nghi.
  • Ngân sách chi trả dự tính: Hãy tổng hợp các chi phí thiết kế bao gồm: vật liệu, phí lắp đặt và bảo trì để đảm bảo phù hợp với ngân sách.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của kiến ​​trúc sư thiết kế nội thất sẽ giúp bạn tìm ra các giải pháp tối ưu về công năng và tính thẩm định mỹ phẩm.
7 lưu ý để chọn kích thước tủ bếp chuẩn với không gian bếp của gia đình
7 lưu ý để chọn tủ bếp có kích thước chuẩn với không gian bếp của gia đình

Bài viết liên quan:

Khi thiết kế tủ bếp, việc điều chỉnh kích thước tủ bếp theo chiều cao của người Việt không chỉ tạo ra sự thoải mái khi sử dụng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện nghi cho không gian bếp. Duraval hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm ý tưởng tạo ra một không gian bếp có kích thước phù hợp cho các thành viên trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bỏ túi 11 kinh nghiệm mua máy hút mùi nhất định phải nhớ

Máy hút mùi có khả năng loại bỏ mùi thức ăn và dầu mỡ sản sinh trong quá trình nấu nướng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy hút mùi với mẫu mã và tính năng khác nhau, khiến người tiêu dùng băn khoăn khi lựa…

Tuổi Tân Hợi 1971 đặt bếp hướng nào hợp phong thủy, tài lộc

Tuổi Tân Hợi 1971 đặt bếp hướng nào? Gia chủ là nam tuổi Tân Hợi nên đặt bếp hướng Đông Bắc (Sinh Khí), Tây Bắc (Diên Niên), Tây (Thiên Y), Tây Nam (Phục Vị). Gia chủ nữ tuổi Tân Hợi nên đặt bếp hướng Bắc (Sinh Khí), Nam (Thiên Y), Đông (Diên Niên), Đông Nam…

Top 13+ loại nước lau bếp đa năng tốt nhất hiện nay nên mua

Nước lau bếp giúp bạn dễ dàng làm sạch các vết bẩn, dầu mỡ cứng đầu và giữ cho không gian bếp luôn sáng bóng. Với sự đa dạng về công thức và thành phần, loại nước lau này mang lại hiệu quả tẩy rửa cao, giúp khử mùi khó chịu và diệt khuẩn, bảo…

Mượn tuổi làm nhà có tốt không? Cách mượn tuổi chi tiết

Theo tín ngưỡng dân gian, việc xây nhà cần phù hợp với tuổi của gia chủ để đảm bảo tài lộc, sức khỏe và bình an. Tuy nhiên, nếu trong năm dự định xây nhà, tuổi gia chủ không hợp phong thuỷ, họ có thể mượn tuổi xây nhà của người thân hoặc bạn bè…