Thớt bị mốc là vấn đề phổ biến trong nhà bếp, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Đừng lo, 5 cách làm sạch thớt bị mốc hiệu quả và nhanh chóng dưới đây sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này dễ dàng mà không tốn nhiều thời gian.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến thớt bị mốc
Nguyên nhân thớt bị mốc đến từ nhiều lý do, từ việc thớt sử dụng lâu ngày hoặc cách bảo quản đồ dùng không đúng cách. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng thớt bị mốc:
Chất liệu của thớt:
- Thớt gỗ: Là loại thớt phổ biến nhưng cũng dễ bị mốc nhất. Gỗ có tính xốp, dễ hấp thụ nước và vi khuẩn. Nếu không được làm khô kỹ sau khi sử dụng, độ ẩm sẽ tích tụ bên trong thớt, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Thớt nhựa: Thớt nhựa có ưu điểm là dễ vệ sinh nhưng lại dễ bị trầy xước. Những vết xước này sẽ trở thành nơi vi khuẩn và nấm mốc tích tụ nếu thớt không được làm sạch kỹ càng.
- Thớt tre: Tre có tính kháng khuẩn tự nhiên, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, thớt tre vẫn có thể bị mốc do khả năng giữ ẩm cao. Chúng cũng dễ bị bẩn và mốc nếu không được làm khô hoàn toàn sau khi sử dụng.

Bảo quản không đúng cách:
- Do cất giữ thớt không đúng cách: Việc để thớt ở nơi kín gió, xếp chồng các loại thớt lên nhau mà không có khoảng cách. Điều này trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho nấm mốc phát triển.
- Vì để thớt ẩm ướt: Sau khi rửa thớt, nếu bạn không để thớt khô hoàn toàn mà cất ngay vào tủ hoặc để trong ngóc ngách ẩm thấp, thì thớt sẽ bị ẩm lâu dài. Mốc thường xuất hiện khi thớt vẫn còn độ ẩm cao và không có đủ không khí lưu thông để làm khô.
- Do để thớt trong môi trường ẩm ướt: Ví dụ như để thớt trong tủ bếp kín, gần bồn rửa chén hoặc không gian không thông thoáng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển.

Vệ sinh thớt không kỹ:
Vệ sinh thớt không sạch sẽ hoặc không thường xuyên là một nguyên nhân quan trọng khiến thớt bị mốc. Mỗi lần sử dụng, thớt tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là thực phẩm có độ ẩm cao, như thịt sống, rau củ, trái cây.
Nếu bạn không vệ sinh thớt kỹ sau mỗi lần sử dụng, dư lượng thực phẩm còn lại trên bề mặt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Vết xước trên bề mặt thớt:
Những vết xước trên bề mặt thớt là nơi dễ tích tụ vi khuẩn và nấm mốc. Các vết xước có thể xuất hiện khi bạn sử dụng thớt với dao sắc hoặc khi thớt bị va đập, làm cho bề mặt không còn mịn màng, dễ bám bẩn và khó vệ sinh sạch sẽ.
Vi khuẩn, vi sinh vật và các tác nhân gây mốc thường ẩn náu trong những vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi thớt bị xước, đặc biệt là thớt gỗ, nó dễ dàng trở thành nơi lý tưởng để nấm mốc phát triển, ngay cả khi bạn đã vệ sinh bằng chất tẩy rửa.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý thớt gỗ nghiến mới mua luôn bền đẹp
2. Cách làm sạch thớt bị mốc đơn giản tại nhà
Để thớt ở nơi ẩm thấp, vệ sinh không kỹ là nguyên nhân khiến thớt bị mốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Hãy cùng khám phá 5 cách làm sạch thớt bị mốc ngay tại nhà để bảo vệ sức khỏe gia đình.
2.1 Cách làm sạch thớt bị mốc bằng giấm, muối
Giấm và muối không chỉ là gia vị dùng để nấu ăn mà còn là nguyên liệu giúp bạn loại bỏ vết ẩm mốc một cách hiệu quả. Cùng đến với cách vệ sinh thớt bị mốc bằng giấm ăn và muối nhé!
Chuẩn bị dụng cụ:
Giấm trắng, muối hạt, cọ sắt/chổi cứng để vệ sinh, kem đánh răng (một lượng nhỏ), dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch thớt bằng nước sạch rồi thoa đều 2 – 3 thìa giấm trắng lên toàn bộ bề mặt thớt. Sau khi thoa giấm trắng lên bề mặt, bạn hãy để nguyên hiện trạng trong 15 phút.
- Bước 2: Khi đã hết 15 phút, bạn tiếp tục xoa đều bề mặt thớt với một chút muối hạt. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn, đánh bay ẩm mốc và mùi hôi khó chịu của các loại thực phẩm.
- Bước 3: Sau khi thoa muối hột lên bề mặt thớt, bạn để nguyên hiện trạng này trong khoảng 10 – 15 phút. Qua 10 – 15 phút, bạn dùng bàn chải chà sạch bề mặt thớt với một chút kem đánh răng thêm một lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
- Bước 4: Bề mặt đã được chà sạch hoàn toàn, bạn hãy xả sạch cặn bẩn và hỗn hợp tẩy rửa với nước sạch thật kỹ. Dùng khăn lau hoặc phơi khô bề mặt thớt.
- Bước 5: Khi thớt đã được lau/phơi khô, bạn tiếp tục thoa đều một chút dầu ăn lên toàn bộ 2 mặt thớt. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại trong khoảng 6 giờ rồi đem đi rửa sạch với nước là có thể sử dụng bình thường. Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước làm sạch thớt bị mốc bằng giấm và muối.

>>> Xem thêm: Kích thước giá dao thớt Duraval chuẩn cho tủ bếp
2.2 Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng baking soda
Bột baking soda không chỉ là nguyên liệu sử dụng để làm bánh, nấu ăn, baking soda còn có tác dụng làm sạch thớt gỗ hiệu quả. Cách làm này vừa giúp bạn loại bỏ vết mốc mà còn khử mùi hôi trên thớt nhanh chóng.
Chuẩn bị dụng cụ:
Bột baking soda, nước ấm, chanh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn bột baking soda với nước ấm theo tỉ lệ 1:2 rồi thoa đều hỗn hợp lên toàn bộ 2 mặt thớt.
- Bước 2: Sau khi thoa đều hỗn hợp, bạn hãy phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 30 phút. Hết thời gian, hãy mang thớt vào và dùng miếng chanh tươi/miếng rửa bát chà sạch bề mặt thớt.
- Bước 3: Khi bề mặt thớt đã được chà sạch hãy rửa lại bằng nước sạch thật kỹ để trôi hết vết mốc cùng hỗn hợp tẩy rửa.
- Bước 4: Sau khi rửa sạch hỗn hợp baking soda, bạn hãy lau sạch vết nước bằng khăn hoặc phơi khô rồi mới bắt đầu sử dụng!

2.3 Làm sạch thớt bằng muối và chanh
Chanh tươi có tính axit cao, muối có đặc tính khử khuẩn tốt. Vì vậy sẽ giúp bạn làm sạch thớt gỗ bị ẩm mốc hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đến với 3 bước làm sạch thớt bằng muối chanh:
- Bước 1: Làm ướt bề mặt thớt bằng nước ấm. Cắt đôi quả chanh, tiến hành chà sát lên bề mặt thớt, hãy chà thật kĩ ở những vị trí bị mốc.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn để nguyên hiện trạng trong khoảng 10 phút rồi rắc muối hạt lên bề mặt của thớt.
- Bước 3: Tiếp tục để hỗn hợp muối và chanh trên bề mặt của thớt trong 15 phút rồi đem rửa lại với nước sạch để loại bỏ vết bẩn hoàn toàn.
- Bước 4: Nhớ lau khô 2 mặt thớt rồi mới tiến hành cất trữ hoặc sử dụng.

2.4 Làm sạch thớt mốc bằng giấm trắng và baking soda
Baking soda có tính tẩy rửa, sẽ giúp làm mềm và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, kể cả những vết mốc bám chặt trên bề mặt thớt. Cùng với đó, nhờ tính axit tự nhiên của giấm trắng, sẽ giúp khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc hiệu quả. Mang đến cho bạn một chiếc thớt sạch sẽ và an toàn vệ sinh.
Chuẩn bị dụng cụ:
Giấm trắng, baking soda, bàn chải mềm, khăn sạch, nước ấm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch thớt bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và thức ăn thừa bám trên bề mặt.
- Bước 2: Trộn đều một lượng nhỏ baking soda với nước ấm tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp baking soda lên toàn bộ bề mặt thớt, đặc biệt chú ý đến những vùng bị mốc.
- Bước 4: Để hỗn hợp này trên thớt khoảng 20 phút để baking soda có thời gian phát huy tác dụng, giúp làm mềm và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
- Bước 5: Dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng lên bề mặt thớt để loại bỏ hỗn hợp baking soda và các vết bẩn.
- Bước 6: Dùng một miếng vải sạch thấm giấm trắng và lau sạch toàn bộ bề mặt thớt. Giấm sẽ giúp khử trùng và loại bỏ mùi hôi.
- Bước 7: Rửa kỹ thớt bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn baking soda và giấm.
- Bước 8: Dùng khăn sạch lau khô thớt và để ở nơi thoáng mát.

2.5 Vệ sinh thớt bị mốc bằng hydrogen peroxide
Hydrogen peroxide hay còn gọi là oxy già thường xuất hiện trong tủ thuốc của mỗi gia đình.
Chuẩn bị dụng cụ:
Oxy già 3%, bàn chải mềm, khăn sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đổ đều một lớp oxy già 3% lên toàn bộ bề mặt thớt gỗ bị mốc.
- Bước 2: Để yên thớt trong vài phút để oxy già phát huy tác dụng. Khi bạn thấy xuất hiện các bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt thớt, điều này chứng tỏ oxy già đang tiêu diệt các vi khuẩn và nấm mốc.
- Bước 3: Dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt thớt, đặc biệt là những vùng bị mốc nặng.
- Bước 4: Rửa kỹ thớt dưới vòi nước sạch để loại bỏ hoàn toàn lượng oxy già và các vết bẩn còn trên bề mặt.
- Bước 5: Dùng khăn sạch lau khô thớt và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

3. Cách sử dụng và bảo quản để thớt không bị mốc
6 cách sử dụng và bảo quản thớt để không bị mốc như sau:
3.1 Chọn loại thớt phù hợp
Lựa chọn thớt phù hợp với từng loại thực phẩm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn phát triển và mốc xuất hiện. Thớt có thể làm từ gỗ, nhựa hoặc tre, mỗi loại có đặc điểm riêng:
- Thớt gỗ: Dễ bị mốc nếu không được làm khô kỹ sau khi sử dụng. Nên chọn loại gỗ cứng, ít thấm nước như gỗ tràm, gỗ sồi. Nên dùng thớt gỗ khi thái các loại thực phẩm chín, thái rau củ quả.
- Thớt nhựa: Dễ làm sạch nhưng dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ nếu không lau khô sau khi sử dụng. Nên dùng thớt nhựa khi thái các loại thực phẩm sống, thái các loại rau củ quả mềm.
- Thớt tre: Thường có tính kháng khuẩn tự nhiên, nhưng dễ bị mốc nếu không bảo quản khô ráo. Nên dùng thớt tre khi thái các loại thực phẩm chín
Lưu ý:
- Bạn nên có ít nhất 2 chiếc thớt: Một chiếc dùng cho thực phẩm sống, một chiếc dùng cho thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
- Thay thế thớt khi đã bị mòn, nứt nẻ hoặc có nhiều vết xước: Thớt cũ sẽ là nơi trú ẩn của vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

3.2 Làm sạch thớt sau khi sử dụng
Việc làm sạch thớt ngay sau khi sử dụng là bước quan trọng để ngăn chặn sự hình thành của mốc. Sau mỗi lần chế biến, bạn cần:
- Sau khi cắt thực phẩm, rửa thớt ngay bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ các vết bẩn và vi khuẩn. Tránh việc tích tụ vi khuẩn
- Sử dụng bàn chải mềm hoặc cọ sắt để chà sạch các vết bẩn cứng đầu.
- Tránh ngâm thớt quá lâu trong nước có thể làm gỗ bị phồng rộp.

3.3 Sử dụng thớt riêng cho thịt sống và thực phẩm chín
Một trong những nguyên nhân chính gây mốc trên thớt là sự nhiễm khuẩn từ thực phẩm sống, đặc biệt là thịt, cá, hải sản. Việc sử dụng chung thớt cho cả thực phẩm sống và thực phẩm chín có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mốc.
Sử dụng 2 thớt riêng biệt, một cho thịt sống và một cho thực phẩm đã chế biến, để tránh nhiễm khuẩn chéo. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa mốc mà còn bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.
- Thớt cho thịt sống: Nên chọn loại thớt dễ làm sạch và có thể thay thế thường xuyên.
- Thớt cho thực phẩm chín: Nên chọn loại thớt có bề mặt nhẵn để dễ dàng vệ sinh.

3.4 Làm khô thớt trước khi cất
Sau khi làm sạch thớt, bước tiếp theo là phải làm khô thớt hoàn toàn trước khi cất vào nơi lưu trữ. Thớt bị ẩm là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Bạn có thể dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt, sau đó để thớt ở nơi thoáng khí cho đến khi thớt khô hoàn toàn.
Lưu ý: Tránh cất thớt vào các ngăn tủ kín khi thớt vẫn còn ẩm. Vì độ ẩm là nguyên nhân chính gây ra mốc trên thớt.

3.5 Bảo quản thớt bằng giá để dao thớt chuyên dụng
Để thớt luôn khô ráo và sạch sẽ, việc sử dụng giá để dao thớt chuyên dụng là một lựa chọn rất tốt để ngăn chặn tình trạng thớt bị mốc. Giá để dao thớt giúp thớt được nâng cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt bàn, giúp thớt khô ráo hơn.
Nên chọn các giá để thớt làm từ vật liệu inox 304 dễ dàng vệ sinh và không hấp thụ nước. Tạo điều kiện lý tưởng cho việc bảo quản thớt khỏi ẩm mốc và vi khuẩn. Khi sử dụng giá, hãy đảm bảo thớt được đặt đứng hoặc nghiêng để tránh tích tụ nước, cho phép không khí lưu thông, thông thoáng.

3.6 Thay thớt định kỳ
Một yếu tố quan trọng trong việc duy trì vệ sinh và tránh mốc là thay thớt định kỳ. Dù bạn có bảo quản và làm sạch thớt tốt đến đâu, sau một thời gian sử dụng, thớt sẽ bị mòn, trầy xước hoặc không còn khả năng chống lại vi khuẩn như lúc ban đầu.
- Dấu hiệu cần thay thớt: Thớt bị mốc, xước nhiều, biến dạng hoặc có mùi hôi khó chịu.
- Thời gian thay thế: Tùy thuộc vào tần suất sử dụng và chất liệu thớt. Thông thường, nên thay thớt gỗ sau 6-12 tháng, thớt nhựa sau 2-3 năm.

4. Duraval – Địa chỉ mua giá dao thớt chất lượng
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp thông minh để bảo quản dao thớt và giữ cho không gian bếp luôn gọn gàng? Giá dao thớt Duraval chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với thiết kế đa dạng, chất liệu cao cấp, Duraval sẽ giúp bạn bảo vệ dao thớt hiệu quả, tránh trầy xước hay mối mọt.
Giá dao thớt Duraval sử dụng các chất liệu cao cấp như inox 304 đảm bảo độ bền cao, khả năng chống gỉ sét và mối mọt, oxy hóa. Các sản phẩm được thiết kế chắc chắn, chịu được tải trọng nặng mà không lo bị cong vênh hay hư hỏng.
Duraval cung cấp các sản phẩm giá dao thớt với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mọi khách hàng. Từ các sản phẩm cơ bản đến các mẫu cao cấp, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý. Duraval không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng. Với đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Duraval – Địa chỉ đáng tin cậy để mua giá dao thớt chất lượng. Với các sản phẩm làm từ chất liệu cao cấp, thiết kế thông minh và giá cả hợp lý, Duraval sẽ giúp bạn bảo quản thớt và dao kéo một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng không gian bếp và duy trì vệ sinh, an toàn trong quá trình nấu nướng.

Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách lắp giá dao thớt đơn giản tại nhà
- 7 cách bảo quản dao sáng bóng không bị gỉ sét đơn giản
Bảo vệ sức khỏe gia đình bằng cách giữ cho thớt luôn sạch sẽ. Áp dụng ngay 5 cách làm sạch thớt bị mốc trên để có một không gian bếp an toàn và vệ sinh.