Kích thước tay nắm tủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và công năng của nội thất. Việc lựa chọn đúng kích thước cho tay nắm không chỉ giúp tạo sự cân đối hài hòa mà còn đảm bảo sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây của Duraval sẽ cung cấp thông tin chi tiết để bạn dễ dàng chọn lựa tay nắm tủ phù hợp với nhu cầu và thiết kế không gian.
Nội dung bài viết
1. Hiểu rõ các thông số kích thước tay nắm tủ
Kích thước của núm và tay nắm tủ dựa trên hình dáng đặc trưng của núm và tay nắm tủ. Sau đây là một số thuật ngữ dùng cho tay nắm tủ mà bạn cần nắm được:
- Khoảng cách tâm vít: Đây là khoảng cách được tính từ trung tâm của lỗ vít này đến trung tâm của lỗ vít khác. Cách đo lường này là cách đo lường cơ bản trong công nghiệp để xác định kích thước cho tay nắm tủ.
- Chiều dài tổng thể: Chiều dài được tính là khoảng cách từ đầu này đến đầu kia của tay nắm tủ. Chiều dài tổng thể bao gồm cả chiều dài toàn bộ của tay nắm mà không phải chỉ là khoảng cách giữa các lỗ vít.
- Chiều cao: Chiều cao được tính là khoảng cách mà tay nắm nổi lên hoặc rời khỏi bề mặt của cửa tủ hoặc ngăn kéo sau khi lắp đặt.
- Đường kính: Đường kính này là đường tay của một tay nắm hình tròn. Nếu áp dụng cho tay kéo hoặc tay nắm khác, nó sẽ là chiều rộng hoặc độ dày của tay nắm.
Tay nắm tủ có chiều dài tổng thể lớn hơn chiều dài từ tâm vít này đến tâm vít kia. Tuy nhiên, vẫn có một số thiết kế chiều dài tổng thể không chênh lệch quá nhiều so với chiều dài tâm vít. Việc xác định chính xác hai kích thước này không chỉ giúp lắp đặt dễ dàng hơn mà còn đảm bảo sự hài hoà về kích thước giữa tay nắm tủ, mặt ngăn kéo và cánh cửa.

2. Kích thước tay nắm tủ và núm tay nắm tủ phù hợp
2.1. Kích thước núm tay
Núm tay được bắt vít vào vị trí trung tâm của ngăn kéo hoặc cánh tủ. Núm tay được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình chữ nhật hoặc dạng thanh tròn ngắn. Các thông số đo lường quan trọng của núm tay bao gồm:
- Đường kính núm
- Đường kính chân được xác định là vị trí bắt vào ngăn kéo hoặc cánh cửa.
- Chiều cao được tính từ mặt tủ trở lên.
Kích thước phổ biến của tay nắm tủ là:
- Đường kính núm dao động từ 15mm đến 35mm
- Đường kính chân dao động từ 8mm đến 18 mm
- Chiều cao dao động từ 17mm đến 30mm
Hiện nay, thông thường các núm tay nắm tủ có kích thước (Đường kính x Chiều cao x Đường kính chân núm ) là 35x10x11mm. Đối với một số ngăn kéo lớn hơn đường kính lên đến 40mm.

2.2. Kích thước tay nắm tủ kéo
Lựa chọn tay nắm tủ kéo có kích thước phù hợp là yếu tố quan trọng bạn cần nắm được để quá trình thiết kế tủ bếp, tủ quần áo diễn ra thuận lợi. Việc chọn tay nắm và núm tay phù hợp không chỉ giúp làm nổi bật vẻ đẹp cho không gian nội thất mà còn giúp cải thiện khả năng sử dụng.
Tay nắm tủ kéo theo tiêu chuẩn có kích thước là:
- Tay nắm tủ nhỏ phù hợp với các ngăn kéo nhỏ, đồ nội thất chiếm ít không gian như tủ đầu giường có kích thước là 96mm
- Tay nắm tủ trung bình, phù hợp với nhiều vật dụng trong nhà có kích thước là 128mm
- Tay nắm tủ lớn, phù hợp để sử dụng lắp đặt cho các ngăn kéo lớn hoặc các đồ nội thất cần nhiều không gian như tủ quần áo, tủ bếp, tủ ti vi… có kích thước là 160mm
- Tay nắm tủ sử dụng có tay nắm cửa lùa, tủ bếp cao cấp, nhà hàng, các tủ quần áo lớn có kích thước phổ biến là 192mm, 224mm, 256mm.

2.3. Kích thước tay nắm tủ âm
Tay nắm tủ âm được thiết kế chìm vào bề mặt tủ, tạo vẻ đẹp tối giản và hiện đại. Tay nắm tủ âm giúp tiết kiệm không gian và mang lại cảm giác gọn gàng, phù hợp với các căn hộ nhỏ hoặc phong cách nội thất tối giản. Kích thước tay nắm tủ âm được tính dựa theo chiều dài và chiều rộng của khe lắp đặt, với các kích thước phổ biến:
- Chiều dài: 150mm, 200mm, 300mm
- Chiều rộng khe lắp: 20mm đến 50mm

2.4. Kích thước tay nắm tủ tròn
Tay nắm tủ tròn là một loại tay nắm được thiết kế với hình dáng đối xứng, có dạng núm tròn hoặc vòng tròn. Đây là kiểu tay nắm đơn giản, dễ cầm nắm, được sử dụng phổ biến trên các cánh tủ hoặc ngăn kéo. Tay nắm tủ tròn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như inox, đồng, gỗ, nhựa, mang lại sự đa dạng trong lựa chọn và phù hợp với cả phong cách nội thất cổ điển lẫn hiện đại.
Kích thước phổ biến của loại tay nắm này là:
- Đường kính: Đường kính dao động từ 20mm đến 50mm, tùy thuộc vào kích thước tủ và yêu cầu thẩm mỹ.
- Chiều sâu: Chiều sâu được xác định dựa trên khoảng cách từ bề mặt tủ đến điểm xa nhất của tay nắm, dao động từ 15mm đến 30mm, giúp đảm bảo tay cầm thoải mái.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp tay nắm tủ chuẩn cực chi tiết
3. 5 yếu tố ảnh hưởng khi chọn kích thước tay nắm tủ
3.1. Kích thước tủ
Kích thước tổng thể của tủ là yếu tố quan trọng đầu tiên cần quan tâm khi lựa chọn tay nắm.
- Đối với tủ có kích thước lớn, tay nắm dài hoặc có thiết kế nổi bật sẽ giúp tạo điểm nhấn và đảm bảo sự cân đối.
- Đối với tủ nhỏ, tay nắm ngắn và gọn gàng sẽ phù hợp hơn, tránh làm mất sự hài hòa tổng thể.
- Đối với tủ có các ngăn kéo hoặc cánh cửa lớn, việc chọn tay nắm có chiều dài vừa đủ sẽ giúp thao tác đóng mở dễ dàng hơn.
3.2. Kiểu dáng tủ
Phong cách thiết kế của tủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn tay nắm.
- Tủ thiết kế theo phong cách hiện đại thường đi kèm với các loại tay nắm đơn giản, dài và có bề mặt trơn nhẵn, tạo cảm giác tinh tế.
- Tủ thiết kế theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển thường yêu cầu tay nắm có họa tiết cầu kỳ, kích thước ngắn hơn và đôi khi được làm nổi bật bằng chất liệu hoặc màu sắc đặc trưng như đồng thau, mạ vàng.
Kiểu dáng tủ cũng cần được cân nhắc để tay nắm trở thành chi tiết bổ trợ, không làm mất đi nét đặc trưng vốn có của thiết kế.

3.3. Số lượng tay nắm tủ
Việc xác định số lượng tay nắm lắp đặt trên mỗi cánh cửa hoặc ngăn kéo sẽ ảnh hưởng đến kích thước cần chọn.
- Đối với tủ hoặc ngăn kéo lớn chỉ lắp một tay nắm, nên ưu tiên chọn loại dài và chắc chắn để đảm bảo thao tác thuận tiện.
- Nếu một cánh tủ hoặc ngăn kéo lớn cần lắp hai tay nắm, mỗi tay nắm nên có kích thước nhỏ hơn, giúp bố cục hài hòa và dễ sử dụng.
Việc cân đối giữa số lượng và kích thước tay nắm sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng trong quá trình sử dụng.
>>> Xem thêm: 10 Cách chọn tay nắm tủ đẹp, phù hợp không gian
3.4. Vật liệu tay nắm
Vật liệu làm tay nắm cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
- Tay nắm làm bằng kim loại như inox, đồng, nhôm thường có thiết kế mảnh mai, chiều dài đa dạng và phù hợp với tủ hiện đại hoặc công nghiệp.
- Tay nắm làm từ gỗ, nhựa hoặc vật liệu tổng hợp thường có xu hướng ngắn hơn, thiết kế dày dặn hơn để tăng độ chắc chắn, phù hợp với tủ truyền thống.
Ngoài ra, vật liệu cũng ảnh hưởng đến cảm giác cầm nắm và độ bền, vì vậy, bạn cần chọn loại vừa thẩm mỹ, vừa đáp ứng được yêu cầu sử dụng lâu dài.
3.5. Vị trí lắp đặt tủ
Vị trí của tủ trong không gian sử dụng cũng tác động đến kích thước tay nắm cần chọn.
- Đối với các tủ bếp trên cao, tay nắm dài và dễ cầm nắm sẽ giúp việc thao tác thuận tiện hơn, đặc biệt trong điều kiện vị trí khó với tới.
- Đối với tủ dưới thấp hoặc gần sàn nhà, tay nắm ngắn gọn sẽ tránh được tình trạng vướng víu khi di chuyển.
- Đối với tủ đặt ở không gian hẹp, tay nắm có kích thước nhỏ gọn sẽ giúp tối ưu không gian và tránh va chạm trong quá trình sử dụng.
Việc lựa chọn kích thước tay nắm tủ phù hợp không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian mà còn đảm bảo sự tiện lợi và bền bỉ trong sử dụng. Hy vọng những thông tin trên của Duraval sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa tay nắm tủ đúng kích thước và phù hợp với nhu cầu.