Các loại gia vị nào xuất hiện nhiều trong gian bếp Việt? Mỗi món ăn Việt sẽ có hương vị đặc trưng riêng phù hợp với các loại gia vị khác nhau. Cùng Duraval tìm hiểu các loại gia vị phổ biến nhất nhé.
Nội dung bài viết
1. Gia vị là gì?
Gia vị là các loại rau thơm, thực phẩm hoặc các hợp chất hóa học được sử dụng trong quá trình chế biến món ăn. Thêm các loại gia vị trong lúc nấu ăn sẽ giúp món ăn ngon, hấp dẫn hơn. Một số loại gia vị còn kích thích khứu giác tạo cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.
2. Phân loại các loại gia vị phổ biến
Cùng Duraval về các loại gia vị nấu ăn phổ biến nhé!
2.1 Phân loại các loại gia vị theo nguồn gốc
- Gia vị có nguồn thực vật: Các loại quả (Sấu, chanh, me, ớt, dứa,…), gia vị là các loại lá (Hành hoa, thì là, tá tô,…), gia vị là các loại củ (Riềng, sả, hành khô, hành tây, tỏi, gừng,…), những loại hạt (Hạt ngô, hạt tiêu, hạt mắc khén,…),…
- Gia vị có nguồn gốc động vật: Gia vị làm từ các loại thịt – hải sản (Mắm tép, mắm tôm, mắm cá cơ,…), gia vị làm từ các loài vật (Sá sùng, tôm nõn,…), gia vị từ tinh dầu các loài động vật (Bơ động vật, túi mật, sữa, dầu hào, long diên vương, cà cuống,…),…
- Các loại gia vị có nguồn gốc vô cơ: Phải kể đến một vài gia vị như: Acid citric (tạo vị chua, thay thế cho chanh), mì chính, đường, muối ăn, bột canh,…
- Gia vị lên men: Kim chi, tương bần, giấm táo, sữa chua,…

>>> Xem thêm: 5 nhóm gia vị có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe
2.2 Phân loại các loại gia vị theo tính chất
Các loại gia vị của Việt Nam ngoài phân loại theo nguồn gốc thực vật hay động vật, còn được sắp xếp theo dạng tính chất gia vị đó có vị ra sao.
- Gia vị đắng: Vỏ quýt, vỏ quất, vỏ chanh, nước hàng,…
- Gia vị cay: Bột ướt. các loại tiêu, gừng, mù tạt, ớt,..
- Gia vị mặn: Nước tương, xì dầu, mắm tôm, muối,…
- Gia vị ngọt: Đường, mật ong, mạch nha,…
- Gia vị chua: Me, sấu, chanh, khế, giấm….
- Gia vị thơm: Nghệ, rau thơm, thì là, hành, tỏi, rau mùi,…
- Gia vị hỗn hợp: Bột ngũ vị hương, bột cà ri, tương ớt, tương cà, dầu hào, sa tế, các loại bột gia vị (ớt,tỏi,…),…
2.3 Phân loại gia vị theo cấu tạo
Các loại gia vị được cấu tạo ở 7 thể chính sau:
- Dạng tinh thể: Muối, Mì chính, đường,..
- Dạng lỏng: Nước mắm, nước tương, xì dầu, dầu dừa, dầu olive.
- Dạng bột: Bột húng, bột cà ri,…
- Dạng quả tươi: Hạt tiêu, ớt, khế, sấu, chanh, quất, dứa. me,…
- Dạng lá hoặc vỏ: Rau mùi, hành hoa, rau thơm, thì là, vỏ quế chi, vỏ cam, vỏ chanh,…
- Dạng củ: Hành tây, hành khô, riềng, gừng, nghệ,
- Dạng hỗn hợp: Sa tế, tương cà, tương ớt, dầu hào, mẻ, dấm, dầu ăn, tương bần….
3. Tác dụng của các loại gia vị trong nấu ăn
Các loại gia vị đóng vai trò quan trọng trong nấu ăn không chỉ để tạo hương vị mà còn mang lại nhiều lợi ích khác:
- Tăng hương vị cho món ăn: Gia vị giúp làm nổi bật và phong phú thêm hương vị cho món ăn. Tùy loại gia vị có thể mang đến vị cay, ngọt, chua, đắng hay mặn, giúp món ăn thêm đậm đà và hấp dẫn.
- Tăng cường màu sắc cho món ăn: Các loại gia vị như nghệ, ớt bột, lá chanh, hoặc bột cà ri không chỉ tạo hương vị mà còn làm món ăn trông bắt mắt hơn. Màu sắc tự nhiên từ gia vị giúp món ăn trở nên hấp dẫn mà không cần dùng màu thực phẩm nhân tạo.
- Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Nhiều loại gia vị chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như: tỏi giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nghệ chứa curcumin giúp kháng viêm và tốt cho sức khỏe tim mạch. Nhờ những tác dụng này, gia vị không chỉ là yếu tố làm nên hương vị mà còn là nguồn cung cấp dưỡng chất bổ ích cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Kích thước giá gia vị tủ bếp inox tiêu chuẩn mới nhất 2024
4. Top 10 gia vị cơ bản trong căn bếp gia đình Việt
Cùng điểm danh 10 loại gia vị cơ bản trong căn bếp gia đình Việt:
- Muối: Gia vị thường dùng để chế biến và bảo quản thức ăn
- Đường: Thường dùng làm gia vị nêm nếm, hoặc pha nước uống, làm bánh ngọt. Ngoài ra, đường giúp bạn bổ sung năng lượng ngay lập tức.
- Nước mắm: Là linh hồn của nhiều món ăn Việt, có nhiều món ăn thiếu nước mắm sẽ không ra vị chính xác của nó.
- Giấm: Loại gia vị sử dụng nhiều để pha nước chấm, dùng trong bước làm sạch đồ ăn tươi sống, khử mùi,…
- Tỏi: Tỏi dùng để ướp thịt, xào rau rất ngon. Đặc biệt, khi thêm vào nước chấm chua ngọt.
- Hành: Có nhiều loại hành như: hành khô, hành tây, hành lá. Gia vị này thường dùng để trang trí hoặc làm tăng hương thơm cho món.
- Gừng: Gừng có tính ấm – thơm. Dùng để làm sạch thực phẩm tươi sống, át đi vị tanh hoặc pha làm nước uống nếu bị hạ đường huyết.
- Nghệ: Nghệ thường dùng để ướp các món ăn tạo màu như nấu canh hoặc kho cá.
- Tiêu: Gia vị có vị cay nhẹ, hăng, kích thích vị giác và tạo mùi thơm cho món ăn.
- Ớt: Ớt thường dùng để tạo vị cho món ăn, trang trí và không thể thiếu trong những bát nước chấm của gia đình Việt.

5. Hướng dẫn sử dụng các loại gia vị của Việt Nam đúng cách
6 cách sử dụng các loại gia vị nấu ăn, giúp món ăn hấp dẫn và bắt mắt hơn:
- Lựa chọn loại gia vị phù hợp cho món ăn: Mỗi món ăn phù hợp với từng loại gia vị riêng. Ví dụ: Nước mắm hợp với món luộc, món canh, món kho. Tiêu dùng cho món nướng, chiên,…
- Sử dụng lượng gia vị vừa phải: Trong quá trình nêm nếm món ăn, bạn nên cho lượng gia vị vừa đủ, không cho nhiều hay ít quá để tránh món quá mặn hay quá nhạt.
- Thời điểm thêm gia vị: Muối và nước mắm nên thêm cuối cùng. tỏi, hành khô phi thơm trước để kích thích hương vị. Các loại gia vị dạng lá nên thêm sau cùng vừa để đẹp mắt, vừa tăng hương thơm cho món ăn.
- Kết hợp gia vị hài hòa: Mỗi loại gia vị đều tuân theo nguyên lý tương sinh – tương khắc, giúp điều chỉnh đặc tính món ăn. Ví dụ: thêm gia vị cay nóng vào món có tính hàn sẽ làm món ăn ngon hơn và tránh đau bụng sau khi ăn quá nhiều. Bạn có thể áp dụng mẹo này trong lúc vào bếp.
- Sử dụng gia vị tươi hoặc khô đúng cách:
Gia vị tươi: Sau khi mua về bạn sơ chế và rửa sạch thực phẩm dưới vòi nước, cắt nhỏ để tiến hành bảo quản trong ngăn đông hoặc ngăn mát. Gia vị tươi nên sử dụng trong vòng một tuần đổ lại sẽ ngon hơn.
Gia vị khô: Bắt đầu sử dụng với lượng nhỏ và điều chỉnh theo khẩu vị. Kiểm tra độ hạn sử dụng định kỳ hoặc trước khi nấu để tránh trường hợp gia hỏng gia ẩm mốc hay hết hạn.
- Bảo quản gia vị đúng cách
Bảo quản các loại gia vị hiệu quả bằng giá gia vị Duraval. Món phụ kiện giúp bạn sắp xếp vật dụng ngăn nắp, dễ dàng quan sát và lấy ra khi cần, tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
Món phụ kiện này được thiết kế hiện đại, sử dụng inox sáng bóng có độ bền cao và mang lại vẻ đẹp hiện đại cho gian bếp của gia đình. Ngoài ra, sản phẩm có nhiều kích thước cho bạn lựa chọn, phù hợp với nhiều không gian tủ bếp khác nhau. Lắp đặt giá gia vị giúp các loại gia vị tránh khỏi ẩm mốc và bụi bẩn trong thời gian dài sử dụng.

Bài viết liên quan:
- Mẹo 14 cách sắp xếp gia vị trong bếp gọn gàng, dễ tìm
- Bỏ túi 11 kinh nghiệm mua giá gia vị tủ bếp tối ưu
- Hướng dẫn cách lắp giá gia vị Duraval chi tiết tại nhà
- Giá gia vị thương hiệu nào tốt? Top 5 thương hiệu hàng đầu
Duraval gửi tới bạn bài viết về các loại gia vị nấu ăn phổ biến trong căn bếp Việt Nam. Cảm ơn bạn đã đọc bài biết, hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!