Bảo quản thực phẩm khô là một phần quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc bảo quản cơ bản, thực phẩm khô dễ bị ẩm mốc, côn trùng xâm nhập hoặc mất hương vị tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và áp dụng phương pháp bảo quản hiệu quả sẽ giúp bạn sử dụng thực phẩm khô an toàn và tiết kiệm hơn.
Nội dung bài viết
1. Cách bảo quản thực phẩm khô phổ biến
- Đông lạnh: Đây là phương pháp bảo quản phổ biến được áp dụng để giúp thực phẩm khô giữ được hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng. Tủ lạnh và tủ đông là những thiết bị có thể điều chỉnh được nhiệt độ linh hoạt để phù hợp với từng nhóm thực phẩm, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và kéo dài thời gian bảo quản.
- Hút chân không: Phương pháp hút chân không giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Trong điều kiện thiếu oxy, vi khuẩn sẽ khó phát triển, góp phần giảm thiểu tình trạng hư hỏng thực phẩm.
- Đóng hộp, chai, lọ: Việc đóng thực phẩm vào các hộp, chai, lọ là cách bảo quản được sử dụng phổ biến. Khi sử dụng các đồ chứa này, bạn nên rửa sạch, tráng qua bằng nước sôi, để ráo nước trước khi cho thực phẩm vào bảo quản. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đậy kín nắp và hạn chế mở nắp thường xuyên, nếu mở thì nên sử dụng sản phẩm sớm nhất có thể, nhằm giảm thiểu vi khuẩn từ không khí bên ngoài gây hư hỏng thực phẩm.

2. Hướng dẫn bảo quản thực phẩm khô chưa mở bao bì
Đối với thực phẩm khô chưa mở bao bì bạn có thể bảo quản tại bất kỳ vị trí nào ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của môi trường. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo 2 cách bảo quản sau để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bên trong:
Giữ nguyên bao bì, xếp chồng lên nhau
Thực phẩm khô như bột mì, đường hoặc gạo vẫn còn nguyên bao bì thì bạn có thể xếp chồng lên nhau để bảo quản sao cho phù hợp với không gian lưu trữ hiện có. Bên cạnh đó, bạn có thể phân chia vị trí bảo quản để hương vị thực phẩm bên trong không bị lẫn mùi.
Chuyển sang dụng cụ bảo quản khác
Một trong những cách bảo quản tốt thực phẩm khô chưa mở bao bì là chuyển thực phẩm sang dụng cụ bảo quản khác. Việc chuyển các loại thực phẩm khô từ hộp này sang hộp khác giúp người nội trợ sắp xếp được tủ đựng thức ăn một cách ngăn nắp, góp phần tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, việc chuyển này chỉ áp dụng đối với những thực phẩm khô có kích thước nhỏ và thời gian sử dụng lâu, nếu không việc chuyển này sẽ khiến thực phẩm nhanh hỏng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp tủ đồ khô Duraval chi tiết cực đơn giản
3. Hướng dẫn bảo quản thực phẩm khô đã mở bao bì
Với những thực phẩm khô đã mở bao bì, bạn có thể bịt kín miệng bao lại hoặc chuyển thực phẩm đó sang dụng cụ bảo quản nhỏ hơn. Việc chuyển sang dụng cụ khác giúp bạn sử dụng sản phẩm thuận tiện, hạn chế không khí tiếp xúc với thực phẩm, giảm thiểu tình trạng hư hỏng. Sau đây là một số dụng cụ thường được sử dụng để chứa thực phẩm khô:
- Hộp đựng thực phẩm: Hộp đựng thực phẩm có thể đựng được nhiều loại thực phẩm khô khác nhau, từ dạng hạt đến dạng bột. Sau đó, bạn xếp chồng những hộp đựng thực phẩm này lên nhau, vừa mang lại sự tiện lợi vừa mang lại sự ngăn nắp cho không gian bếp.
- Hũ thuỷ tinh: Ngoài sử dụng hộp thực phẩm, bạn có thể sử dụng hũ thuỷ tinh để bảo quản mì ống, nui khô, các loại bột, ngũ cốc, hạt.
- Túi zipper bảo quản thực phẩm: Sử dụng túi zipper giúp việc phân loại thực phẩm dễ dàng hơn và không chiếm nhiều diện tích lưu trữ, đặc biệt là bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

>>> Xem thêm: Kích thước tủ đồ khô tiêu chuẩn và lưu ý khi lựa chọn
4. Lưu ý khi bảo quản thực phẩm khô
4.1. Phân loại thực phẩm khô trước khi bảo quản
Bảo quản thực phẩm khô đúng cách là rất quan trọng để giữ được chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi bảo quản:
4.1. Phân loại thực phẩm khô trước khi bảo quản
Trước khi bảo quản, việc phân loại thực phẩm là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả lưu trữ và duy trì chất lượng. Các loại thực phẩm khô nên được chia thành các nhóm:
- Hải sản khô: Cá khô, mực khô, tôm khô (dùng giấy báo để gói lại, rồi dùng túi zipper hoặc túi nilong và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông)
- Nấm khô: Bảo quản trong hũ thuỷ tinh, đậy nắp kín hoặc cho vào túi zipper, túi nilong rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh
- Bánh mì: Cho vào túi nilong sạch, buộc chặt miệng túi
- Phô mai: Để trong ngăn đông mềm của tủ lạnh
- Gạo và ngũ cốc: Bảo quản trong các thùng kín hoặc hũ thuỷ tinh, để nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
- Lạp xưởng: Lạp xưởng tươi cho vào túi giấy, dựng trong bao nilong, đặt ở ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh. Lạp xưởng khô thì bảo quản ở nhiệt độ thường, đặt ly rượu trắng tại khu vực bảo quản để tránh côn trùng.
- Măng khô: Dùng màng bọc thực phẩm quấn dày, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Các loại gia vị: Đặt vào rổ hoặc túi giấy để ở nơi thoáng mát.
Để tránh lẫn mùi, cần tách riêng các loại thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi khỏi các thực phẩm khác. Việc phân loại này giúp dễ dàng kiểm soát, sắp xếp và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm chéo. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra trước khi bảo quản để loại bỏ những phần bị mốc, côn trùng hoặc có dấu hiệu hư hỏng để tránh lây lan.

4.2. Số lượng bảo quản
Chỉ nên bảo quản thực phẩm khô với số lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian nhất định, tránh tích trữ quá nhiều dẫn đến tình trạng lãng phí khi thực phẩm hỏng. Đối với mỗi loại thực phẩm, bạn nên ghi chú ngày mua và sắp xếp thời gian sử dụng hợp lý để hạn chế việc quên hoặc để lâu ngày gây giảm chất lượng. Việc kiểm soát chất lượng không chỉ giúp bảo quản hiệu quả mà còn tiết kiệm thời gian, tránh tình trạng lãng phí.
>>> Xem thêm: Mẹo 9 cách sắp xếp tủ đồ khô khoa học, tiện nghi và ngăn nắp
4.3. Điều kiện bảo quản
Điều kiện bảo quản đóng vai trò quan trọng để thực phẩm khô giữ được chất lượng lâu dài. Môi trường lý tưởng cần có độ ẩm thấp dưới 50%, cùng với nhiệt độ duy trì trong khoảng 10-20°C, để tránh nấm mốc phát triển.
Đối với một số loại thực phẩm khô dễ bị ẩm mốc trong điều kiện môi trường khí hậu ẩm thì bạn nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản. Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần đóng gói kỹ thực phẩm bằng túi zip hoặc hộp kín, không để thực phẩm khô gần thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi.
Ngoài ra, đối với một số loại thực phẩm như gạo, bột mì, ngũ cốc, gia vị bảo quản được ở nhiệt độ thường thì bạn có thể sử dụng tủ khô. Đối với tủ khô, bạn cần chú ý đặt tủ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và khu vực có độ ẩm cao để bảo vệ tủ cũng như thực phẩm bên trong. Vệ sinh tủ định kỳ mỗi 1-2 tuần, lau sạch bụi bẩn và loại bỏ mùi khó chịu để duy trì môi trường lưu trữ tốt.

4.4. Thời gian bảo quản
Mỗi loại thực phẩm khô có thời gian bảo quản khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và điều kiện lưu trữ. Trung bình thực phẩm khô bảo quản được từ 4 – 12 tháng nếu đáp ứng tốt các điều kiện bảo quản. Ngoài ra, một số thực phẩm khô có thời hạn sử dụng lên đến hơn 1 năm nếu biết cách bảo quản như:
- Đậu: Đậu khô và đậu lăng có thể bảo quản vô thời hạn nếu được lưu trữ trong hộp kín và trong điều kiện tối ưu. Điều đặc biệt là chúng không mất đi giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau khoảng hai năm, chúng có thể mất đi một số vitamin nhất định.
- Gạo, mì, bột: Các loại ngũ cốc như gạo, yến mạch, lúa mì, lúa mạch và bột ngô thường là thực phẩm chính trong nhiều gia đình. Gạo lứt có thể bảo quản từ 6 đến 8 tháng ở nhiệt độ phòng, còn nếu để trong tủ lạnh thì có thể giữ được từ 8 đến 12 tháng. Gạo trắng có thể bảo quản đến 2 năm. Các loại bột có thời gian sử dụng từ 6 đến 10 tháng, còn mì khô có thể bảo quản từ 1 đến 2 năm.
- Hạt bóc vỏ, hạt còn vỏ và trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô có thể bảo quản rất tốt trong tủ đông và lưu trữ lên đến 12 tháng. Các loại hạt có thời gian bảo quản khác nhau, tùy thuộc vào từng loại. Hạt đã bóc vỏ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với hạt còn nguyên vỏ.
Dù thời gian bảo quản dài hay ngắn, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu hỏng.
Việc bảo quản thực phẩm khô đúng cách không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà còn giữ được chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hy vọng với những thông tin mà Duraval cung cấp về cách phân loại, điều kiện và cách thức lưu trữ, bạn có thể yên tâm sử dụng thực phẩm khô một cách an toàn và hiệu quả.