Vòi nước rửa bát chảy yếu gây nhiều bất tiện khi sơ chế thực phẩm và dọn rửa nhà bếp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vòi nước chảy yếu và cách khắc phục chúng hiệu quả. Cùng theo dõi để có giải pháp phù hợp!
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu nhận biết vòi nước rửa bát chảy yếu
Khi bạn mở vòi rửa chén bát, thấy dòng nước chảy chậm hơn, chảy không đều thì đây là dấu hiệu cho thấy vòi nước rửa bát chảy yếu. Lượng nước chảy ra không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc nhà bếp, gây gián đoạn hoạt động hàng ngày.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo vòi nước rửa bát và cách lắp đặt đơn giản
2. 7 nguyên nhân chính vòi nước rửa bát chảy yếu
Tìm hiểu 7 nguyên nhân chính khiến vòi nước rửa bát chảy yếu ngay sau đây:
2.1 Vòi nước rửa bát chảy yếu do áp lực nước yếu
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vòi nước rửa bát chảy chậm là áp lực nước trong hệ thống cấp nước của bạn thấp.
Theo nguyên tắc vật lý, áp lực nước tỷ lệ thuận với chiều cao, khoảng cách được tính từ mặt nước trong bồn chứa nước đến vị trí lắp đặt của vòi. Nếu nhà bạn có nhiều tầng, áp lực nước ở tầng 1 sẽ có áp lực lớn nhất, nước chảy cũng sẽ mạnh nhất. Ngược lại, khi vòi rửa bát được đặt ở vị trí quá cao, áp lực nước đẩy lên vòi sẽ yếu dần, dẫn đến tình trạng vòi chảy yếu và dòng chảy không đều.
2.2 Bộ phận sục khí của vòi nước bị tắc
Bộ phận sục khí hoạt động với vai trò oxi hóa dòng nước, tránh để dòng nước chảy quá mạnh gây bắn nước ra khỏi bồn rửa. Bộ phận sục khí khi sử dụng lâu ngày sẽ có những cặn bẩn đọng lại gây tắc nghẽn, khiến vòi nước rửa bát chảy yếu.
2.3 Van điều tiết vòi rửa bát bị nghẽn
Vòi rửa bát hiện nay thường được trang bị van điều tiết để kiểm soát lưu lượng nước. Sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩn bám vào van gây tắc nghẽn và làm cho vòi nước chảy yếu hơn. Nếu không vệ sinh định kỳ, nước sẽ không lưu thông tốt, ảnh hưởng đến quá trình bạn rửa bát và vệ sinh đồ dùng hàng ngày..

2.4 Đường ống dẫn nước bị hỏng
Nếu đường ống dẫn nước trong nhà bị hỏng, như: nứt, gãy hoặc rò rỉ sẽ cản trở dòng chảy của nước đến vòi rửa bát. Sự cố này không chỉ khiến vòi nước chảy yếu mà còn có thể gây ra hư hại cho thiết bị.
2.5 Lò xo bên trong vòi bị hỏng
Lò xo là bộ phận quan trọng trong cấu trúc của vòi rửa bát, lò xo giúp điều chỉnh lưu lượng nước. Khi lò xo bị hỏng, vòi có không thể điều chỉnh lượng nước chảy vào ống đều như bình thường, dẫn đến tình trạng nước chảy yếu.
2.6 Bám cặn trong ốc vòi rửa bát
Khi vòi rửa bát chảy yếu, nguyên nhân thường là do cặn bám trong bộ phận ốc của vòi rửa. Cặn bẩn có thể bao gồm cát, đá vôi, và các tạp chất khác từ nguồn nước, tích tụ theo thời gian gây tắc nghẽn và làm giảm lưu lượng nước.
2.7 Do vòi đã quá cũ và xuống cấp
Mỗi loại đồ dùng đều có tuổi thọ của nó, vòi nước rửa bát cũng vậy. Khi bạn sử dụng vòi quá lâu mà không tiến hành bảo dưỡng hay thay mới định kỳ thì sẽ dẫn đến hư hỏng, gặp tình trạng vòi rửa bát chảy yếu hơn, rò rỉ nước ra ngoài.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 3 bước lắp vòi rửa bát đơn giản tại nhà
3. Hướng dẫn cách khắc phục vòi nước rửa bát chảy yếu
Để khắc phục tình trạng này hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây:
3.1 Kiểm tra van cấp nước
Đầu tiên, kiểm tra xem van cấp nước chính đã được mở hoàn toàn chưa. Đôi khi van bị xoay không hết, dẫn đến lưu lượng nước giảm. Nếu van bị kẹt hoặc không mở được hoàn toàn, hãy thử vặn lại hoặc thay thế van nếu cần.
3.2 Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sục khí
Tháo bộ phận sục khí ở đầu vòi. Ngâm nó trong dung dịch nước tẩy rửa trong khoảng 30 phút để làm sạch các cặn bẩn bên trong. Tiến hành xả sạch nước tẩy rửa có trong bộ phận bằng nước sạch, lặp lại đối với bộ phận sục khí. Cuối cùng, mở vòi kiểm tra dòng chảy của nước, xem vòi nước rửa bát chảy yếu nữa không.
3.3 Vệ sinh bộ phận van điều tiết
- Kiểm tra van điều tiết của vòi. Nếu bộ phận bị nứt hay bị tắc nghẽn do cặn bẩn, hãy làm sạch van điều tiết hoặc thay mới. Đảm bảo dòng chảy đã ổn định rồi mới tiến hành gắn lại.
- Để vệ sinh van điều tiết, trước tiên hãy tắt van cấp nước và mở vòi để xả hết nước còn sót lại bên trong.
- Sau đó, tháo vòi nước, lấy van điều tiết ra khỏi các bộ phận. Ngâm van trong nước ấm có dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng để làm sạch cặn bẩn.
- Dùng bàn chải nhỏ cọ để chà sạch cặn bẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Lắp lại van vào vị trí cũ, gắn vòi và mở van cấp nước để kiểm tra hoạt động. Vệ sinh định kỳ sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng vòi nước rửa bát bị tắc.
3.4 Kiểm tra đường ống nước
Kiểm tra các đoạn ống nước có các vết rò rỉ, tắc nghẽn hoặc hỏng hóc không. Nếu đường ống có dấu hiệu hư hỏng, bạn cần thay thế đoạn ống đó để cải thiện áp lực nước bơm vào.
3.5 Thay thế lò xo bên trong vòi
Nếu lực nước chảy yếu sau khi đã khắc phục hoặc không gặp các tình trạng ở trên, bạn hãy kiểm tra lò xo bên trong. Nếu bộ phận bị hỏng, hãy thay thế lò xo mới để dòng chảy ổn định trở lại.
Để thay thế lò xo bên trong vòi rửa bát, bạn cần tắt van cấp nước và mở vòi để xả hết nước còn sót lại. Sau đó, mở phần dưới để lấy lò xo cũ ra. Đặt lò xo mới vào đúng vị trí rồi lắp đặt các bộ phận trở lại. Cuối cùng, mở van tổng, xả nước và kiểm tra xem dòng chảy đã ổn định hơn chưa.
3.6 Vệ sinh ốc vòi rửa bát
Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo ốc vòi rửa bát, chà sạch bụi bẩn và cặn bã đọng lại trên bề mặt. Lấy lượng nước vừa phải để loại bỏ các cặn bẩn còn sót lại rồi lắp đặt lại bộ phận vào vị trí ban đầu. Vệ sinh ốc vòi rửa bát giúp nước chảy ra ổn định hơn. Bạn nên vệ sinh bộ phận này khoảng 1 lần/tháng.
3.7 Thay thế vòi mới khi đã xuống cấp
Nếu vòi nước của bạn đã cũ và xuống cấp thể hiện qua vòi có nhiều vết nứt, van đóng không chặt dẫn đến nước rỉ ra bên ngoài, hãy thay thế vòi mới. Điều này sẽ giúp bạn có quá trình sử dụng tiện lợi hơn tốt, áp lực nước được xử lý tốt hơn mà còn mang lại tính thẩm mỹ cho không gian bếp
- Để thay thế vòi rửa bát cũ đã xuống cấp, đầu tiên, bạn cần tắt van tổng và xả hết nước còn lại. Sau đó, tháo vòi cũ bằng các dụng cụ chuyên dụng.
- Làm sạch khu vực lắp đặt trước khi đặt vòi mới vào. Đặt vòi mới vào vị trí phù hợp với lỗ khoan, vặn chặt các con ốc để kết nối vòi với chậu rửa.
- Cuối cùng, mở van tổng và kiểm tra vòi xem có rò rỉ hoặc đã hoạt động bình thường chưa.
Việc thực hiện các bước trên sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng vòi nước rửa bát chảy yếu một cách hiệu quả. Nếu bạn đã thử tất cả các biện pháp mà vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy tìm sự trợ giúp của chuyên gia để khắc phục!

4. Cách hạn chế tình trạng vòi rửa bát chảy yếu
Mách bạn một số mẹo giúp hạn chế tình trạng vòi rửa bát chảy yếu:
- Kiểm tra và bảo dưỡng vòi rửa bát thường xuyên: Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề như rò rỉ hay tắc nghẽn do cặn bẩn tích tụ, từ đó có giải pháp giải quyết kịp thời.
- Vệ sinh vòi rửa bát định kỳ: Làm sạch vòi và các bộ phận liên quan để loại bỏ cặn bẩn đọng lại bên trong. Nên vệ sinh ít nhất một lần mỗi tháng.
- Sử dụng nguồn nước đã được lọc: Nước lọc sẽ giảm thiểu các chất tạp chất, cặn bẩn của nước cứng chưa lọc, điều này giúp dòng chảy không bị yếu hay không đều, vòi nước hoạt động hiệu quả hơn.
- Lựa chọn loại vòi chất lượng cao: Khi mua vòi rửa bát, hãy chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo độ bền của sản phẩm.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh: Các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng và bào mòn bề mặt của các bộ phận vòi rửa, điều này sẽ dẫn đến nước chảy ra yếu và nhiều cặn vàng. Nên lựa vệ sinh bằng bàn chải mềm hoặc đồ vệ sinh chuyên dụng.
Bài viết liên quan:
- Cách tháo đầu vòi nước rửa bát đơn giản, nhanh chóng tại nhà
- Vòi nước rửa bát bị tắc: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Hướng dẫn cách thay vòi nước bồn rửa chén cực dễ tại nhà
- Vòi rửa chén tăng áp là gì? Có nên sử dụng?
Duraval gửi tới bạn bài viết: 7 Nguyên nhân vòi nước rửa bát chảy yếu và cách khắc phục. Cảm ơn bạn đã đọc bài, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!