Vòi nước rửa bát bị tắc: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Vòi nước rửa bát bị tắc là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra, gây phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp vòi nước hoạt động trơn tru, tăng tuổi thọ. Hãy cùng Duraval tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Dấu hiệu nhận biết vòi nước rửa bát bị tắc

Dưới đây là 4 dấu hiệu cơ bản để nhận biết vòi nước rửa bát bị tắc:

  • Nước chảy yếu, chậm: Nếu dòng nước từ vòi rửa bát chảy ra yếu hơn so với bình thường, đây có thể là dấu hiệu cho thấy vòi bị tắc.
  • Xuất hiện âm thanh lạ khi xả nước: Nếu bạn nghe thấy âm thanh rít hoặc ù khi xả nước, điều này báo hiệu sự tắc nghẽn trong đường ống.
  • Xuất hiện cặn bẩn ở đầu vòi: Các căn bẩn tích tụ lâu ngày có thể bám vào đầu vòi gây tắc nghẽn.
  • Ngửi thấy mùi khó chịu từ vòi nước: Nếu có chất thải tích tụ trong vòi hoặc đường ống nước sẽ khiến xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết vòi nước bị tắc
Dấu hiệu nhận biết vòi nước bị tắc

2. 4 Nguyên nhân hàng đầu khiến vòi nước rửa bát bị tắc

2.1. Cặn bẩn tích tụ trong lưới lọc

Lưới lọc ở đầu vòi có tác dụng giữ lại các cặn bẩn, ngăn chúng đi vào vòi và đường ống. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các loại cặn bẩn từ nguồn nước có thể tích tụ lại nhiều trong lưới lọc, làm tắc nghẽn và giảm áp lực nước.

2.2. Cặn canxi và khoáng chất do nguồn nước

Nếu khu vực bạn sinh sống sử dụng nước chứa nhiều khoáng chất, canxi, magie thì các khoáng chất này có thể tích tụ bên trong vòi. Sau một thời gian, chúng sẽ để lại cặn trắng và gây tắc nghẽn.

2.3. Ống dẫn nước bị cong vênh hoặc tắc

Ống dẫn nước là bộ phận giúp nước lưu thông từ nguồn đến vòi. Nếu ống dẫn nước bị uốn cong, nước sẽ khó lưu thông và dễ tích tụ cặn bẩn ở những vị trí cong. Ngoài ra, vật thể lạ hoặc chất thải rơi vào bên trong ống cũng dẫn đến tình trạng bị tắc.

2.4. Áp lực nước không đủ

Áp lực nước không đủ mạnh khiến nước chảy yếu, đồng thời không thể đẩy trôi các cặn bẩn và làm sạch bên trong đường ống gây ra tình trạng tắc nghẽn. Xảy ra tình trạng áp lực nước yếu do hệ thống cung cung cấp nước của gia đình hoặc do sự cố từ nguồn cấp nước công cộng.

>>> Xem thêm: 7 Nguyên nhân vòi nước rửa bát chảy yếu và cách khắc phục

3. Hướng dẫn cách khắc phục vòi nước rửa bát bị tắc đơn giản

Để khắc phục tình trạng vòi nước rửa bát bị tắc một cách nhanh chóng, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Tháo vòi rửa bát, vệ sinh và thay thế bộ phận bị lỗi

  • Chuẩn bị các dụng cụ cơ bản dùng để tháo lắp và vệ sinh như cờ lê, tua vít, dao lưỡi mỏng, giăng cao su…
  • Khoá van nước chính và van nước dẫn vào vòi nước bị hỏng, mở vòi nước để xả nốt lượng nước còn sót lại rồi bịt nắp vòi lại.
  • Dùng dao lưỡi mỏng và tua vít 4 cạnh để tháo ốc bảo vệ và phần tay vặn vòi nước một cách nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước vòi.
  • Tháo vòng đệm cao su để kiểm tra xem nó có hư hỏng không. Nếu có thì cần tiến hành thay thế vòng đệm mới đúng chất liệu và kích thước để có sự tương thích
  • Sau đó, bạn sử dụng cờ lê xoay theo chiều ngược kim đồng hồ để tháp phần van điều tiết nước. Kiểm tra van đĩa xem có bị hỏng hay không. Nếu có, bạn nên thay thế van đĩa mới cùng loại và kích thước với van cũ.
  • Sau khi kiểm tra, bạn tiến hành vệ sinh sạch sẽ đầu vòi bằng các chất liệu tẩy rửa. Nếu vòi nước làm bằng inox thì bạn nên sử dụng chất tẩy rửa như nước oxy già, baking soda hoặc xà phòng tẩy rửa chuyên dụng để đạt được hiệu quả cao. Pha loãng chất tẩy rửa với nước theo tỉ lệ để tạo ra hỗn hợp dung dịch vệ sinh đổ dung dịch vào vòi nước để trong khoảng 15 phút. Dùng bàn chải hoặc miếng rửa chén mềm để chà sạch các cặn bẩn trọng vòi nước, rồi xả sạch lại bằng nước lạnh. 

Bước 2: Lắp đặt lại và kiểm tra

Bạn lắp đặt lại theo trình tự như cũ và xả thử xem đầu vòi còn bị tắc không, vòi nước chảy lại bình thường chưa.

Lưu ý: Trong trường hợp gặp khó khăn, không thể tự khắc phục được, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của người có chuyên môn, thợ chuyên nghiệp. 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo vòi nước rửa bát và cách lắp đặt đơn giản

4. 3 Lưu ý để hạn chế việc vòi nước rửa bát bị tắc

4.1. Vệ sinh vòi nước rửa bát thường xuyên

Cặn bẩn, dầu mỡ, bụi dễ tích tụ trên lưới lọc và các bộ phận bên trong vòi nước. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần tháo đầu vòi và vệ sinh lưới lọc một cách thường xuyên bằng nước ấm cùng các chất tẩy rửa nhẹ.

Vệ sinh vòi nước rửa bát thường xuyên giúp hạn chế việc vòi bị tắc
Vệ sinh vòi nước rửa bát thường xuyên giúp hạn chế việc vòi bị tắc

4.2. Lọc thô nguồn nước sử dụng hàng ngày

Để ngăn ngừa vòi nước rửa bát bị tắc nghẽn, bạn có thể lắp đặt bộ lọc thô cho nguồn nước hàng ngày. Bộ lọc thô giúp loại bỏ các tạp chất lớn như cát, rỉ sét và đất cặn, giữ cho vòi nước sạch hơn và ít bị tắc. Ngoài ra, nên thường xuyên thay lõi lọc định kỳ để duy trì hiệu quả lọc và kéo dài tuổi thọ của hệ thống.

4.3. Kiểm tra và bảo dưỡng vòi rửa bát định kỳ 

Bạn cần kiểm tra các bộ phận của vòi nước định kỳ, đặc biệt là lưới lọc, ống dẫn, áp lực nước. Việc bảo dưỡng định kỳ này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, các sự cố có thể xảy ram để kịp thời sửa chữa và thay mới các bộ phận, tránh tình trạng tắc nghẽn, hư hại lâu dài.

Bài viết liên quan:

Trong bài viết này, Duraval đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vòi nước rửa bát bị tắc và biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Duraval để được giải đáp nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sửa bản lề cửa gỗ bị xệ, lỏng lẻo, kêu cót két

Bản lề cửa gỗ sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải tình trạng lỏng lẻo, kêu cọt kẹt hoặc bị xệ, gây khó khăn khi đóng mở cửa. Nếu không khắc phục kịp thời, vấn đề này có thể làm giảm tuổi thọ của cửa và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ…

Cách bắt bản lề cửa nhựa lõi thép chi tiết cực đơn giản tại nhà

Bản lề là bộ phận quan trọng giúp cửa nhựa hoạt động trơn tru, đóng mở dễ dàng và bền bỉ theo thời gian. Việc lắp đặt bản lề đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp cửa vận hành ổn định, hạn chế tình trạng xệ cánh hoặc kêu…

Hướng dẫn lắp bản lề 2 chiều đúng kỹ thuật cực đơn giản

Bản lề 2 chiều là phụ kiện quan trọng giúp cửa đóng mở linh hoạt theo cả hai hướng, mang lại sự tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo cửa vận hành êm ái, bền bỉ và an toàn, việc lắp đặt đúng kỹ thuật là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này,…

Cách bắt bản lề cửa gỗ chi tiết chuẩn kỹ thuật tại nhà

Bản lề là phụ kiện quan trọng giúp cửa gỗ vận hành ổn định, đóng mở dễ dàng và đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, nếu lắp đặt không đúng cách, cửa sẽ bị xệ, kẹt hoặc phát ra tiếng kêu khó chịu khi sử dụng. Vì vậy, việc nắm vững cách bắt…