Máy hút mùi giúp loại bỏ khói, mùi thức ăn và dầu mỡ trong quá trình nấu nướng, mang lại không gian bếp sạch sẽ, thoáng đãng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy hút mùi sẽ tích tụ bụi bẩn, dầu mỡ, làm giảm hiệu suất hoạt động. Vì vậy, vệ sinh máy hút mùi định kỳ không chỉ giúp thiết bị luôn sạch sẽ, hoạt động hiệu quả và còn kéo dài tuổi thọ của máy. Hãy cùng tìm hiểu cách vệ sinh đúng cách và nhanh chóng trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
- 1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy hút mùi
- 2. Hướng dẫn cách vệ sinh máy hút mùi đơn giản với 6 bước
- 2.1. Bước 1: Tháo rời các tấm lưới lọc của máy hút mùi
- 2.2. Bước 2: Ngâm và vệ sinh tấm lưới lọc
- 2.3. Bước 3: Lau các khe mép khu vực lắp tấm lọc
- 2.4. Bước 4: Thay bộ lọc than hoạt tính định kỳ
- 2.5. Bước 5: Vệ sinh bề mặt bên ngoài và bên trong khoang máy hút mùi
- 2.6. Bước 6: Lắp lại các bộ phận và hoàn thiện
- 3. Lý do cần vệ sinh máy hút mùi định kỳ
- 4. Lưu ý khi tự vệ sinh máy hút mùi tại nhà
- 5. Hỏi đáp liên quan khi vệ sinh máy hút mùi
1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy hút mùi
Trước khi tiến hành vệ sinh máy hút mùi nhà bếp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu sau:
- Chậu hoặc xô đựng nước
- Khăn mềm
- Dụng cụ rửa như bàn chải hoặc miếng rửa bát
- Dung dịch tẩy rửa phù hợp
- Than hoạt tính

2. Hướng dẫn cách vệ sinh máy hút mùi đơn giản với 6 bước
2.1. Bước 1: Tháo rời các tấm lưới lọc của máy hút mùi
Tấm lưới lọc là bộ phận quan trọng giúp giữ lại dầu mỡ và bụi bẩn trong quá trình hoạt động của máy hút mùi. Để đảm bảo hiệu quả vệ sinh máy hút mùi, bạn cần tháo rời tấm lưới lọc đúng cách trước khi vệ sinh:
- Đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện của máy hút mùi để đảm bảo an toàn khi thao tác.
- Sau đó, bạn xác định vị trí của tấm lưới lọc. Thông thường, lưới lọc được cố định bằng chốt hoặc khoá gài.
- Bạn dùng tay anh hoặc kéo nhẹ lẫy cài ở trên lưới lọc máy hút mùi. Bạn thực hiện thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hỏng các chốt và khớp nối.
- Đặt tấm lưới lọc lên bề mặt phẳng, chuẩn bị các dung dịch vệ sinh phù hợp để làm sạch.

2.2. Bước 2: Ngâm và vệ sinh tấm lưới lọc
Tuỳ vào chất liệu và mức độ bám bẩn, bạn có thể lựa chọn các loại chất tẩy rửa phù hợp để làm sạch tấm lọc.
Đối với máy hút mùi bằng inox
Bạn sử dụng nước rửa chén, nước lau kính hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Bạn nên tháo rời từng bộ phận, ngâm trong dung dịch để làm tan dầu mỡ rồi dùng vòi nước mạnh xịt sạch các vết bẩn. Cuối cùng, bạn đánh rửa kỹ và lau khô bằng khăn mềm.
Đối với máy hút mùi bằng nhôm
Bạn nên vệ sinh bằng dung dịch xà phòng loãng ấm và thao tác nhẹ nhàng bằng tay. Bạn không nên dùng nước rửa chén vì có thể khiến bề mặt bị xỉn màu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như giấm, chanh, baking soda, coca cola.
- Baking soda: Bạn pha 1 lít nước với 1/2 cốc bột baking soda để tạo dung dịch tẩy rửa dầu mỡ hiệu quả. Sau đó, bạn đặt tấm lưới lọc vào hỗn hợp và đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút đến khi sạch bóng như mới, rồi rửa lại bằng nước ấm pha xà phòng và lau khô.

- Chanh: Cắt đôi quả chanh và chà trực tiếp lên bề mặt lưới lọc. Để nguyên trong 15 phút cho axit trong chanh phát huy tác dụng, sau đó rửa sạch với nước ấm.
- Giấm: Pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó ngâm lưới lọc vào dung dịch này trong khoảng 30 phút. Dùng bàn chải mềm chà sạch các cặn bẩn rồi rửa lại bằng nước ấm.

- Coca cola: Đổ coca vào chậu và ngâm tấm lưới lọc trong 30 phút để làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt. Sau đó, bạn lau lại bằng nước sạch là tấm lưới đã sáng bóng như mới.
2.3. Bước 3: Lau các khe mép khu vực lắp tấm lọc
Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch dầu mỡ và bụi bẩn bám trên các khe, mép khu vực lắp tấm lọc:
- Dùng Gif hoặc dầu ăn thấm vào miếng bọt biển để chà sạch những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt. Dầu thực vật không chỉ giúp tẩy rửa hiệu quả mà còn làm sáng bề mặt.
- Lau lại bằng dung dịch xà phòng và nước sạch để đảm bảo vệ sinh.
2.4. Bước 4: Thay bộ lọc than hoạt tính định kỳ
Đối với các loại máy hút mùi hoạt động theo chế độ tuần hoàn qua bộ lọc than hoạt tính, bạn nên thay thế bộ lọc than định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Bộ lọc than có nhiệm vụ hấp thụ và khử các độc tố trong không khí khi nấu nướng. Nếu không thay mới đúng hạn, khả năng lọc và khử mùi của máy sẽ giảm đáng kể, thậm chí mất tác dụng hoàn toàn.

2.5. Bước 5: Vệ sinh bề mặt bên ngoài và bên trong khoang máy hút mùi
Sử dụng vải ẩm để lau sạch toàn bộ khoang trong và ngoài của máy, bao gồm cả khung inox và kính (nếu có). Để bề mặt inox và kính sáng bóng hơn, bạn có thể dùng nước cốt chanh, vỏ chanh hoặc giấm trắng, giúp làm mờ các vết trầy xước nhẹ.
2.6. Bước 6: Lắp lại các bộ phận và hoàn thiện
Sau khi vệ sinh sạch sẽ và lau khô máy hút mùi, bạn hãy lắp lại các bộ phận và chạy thử để đảm bảo máy hoạt động trơn tru.
3. Lý do cần vệ sinh máy hút mùi định kỳ
Nếu không vệ sinh thường xuyên, máy hút mùi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng:
3.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Mùi hôi và khói bếp: Khi sử dụng lâu ngày, dầu mỡ và bụi bẩn bám vào các bộ phận máy, gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Vi khuẩn và nấm mốc: Môi trường ẩm và dầu mỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây viêm họng, ho, hen suyễn…
- Chất độc hại: Khi nấu nướng, các khí độc hại như CO, NO2… có thể sinh ra. Nếu máy hút mùi không được vệ sinh thường xuyên, các chất này sẽ tích tụ, gây hại cho sức khỏe gia đình.

3.2. Nguy cơ cháy nổ
- Dầu mỡ tích tụ: Dầu mỡ bám lâu ngày trên các tấm lộc là chất dễ cháy, khi gặp nhiệt độ cao.
- Quạt hút bị bám bẩn: Quạt hút bị bám dầu mỡ sẽ giảm hiệu quả hoạt động, khiến khói và mùi không được loại bỏ hoàn toàn, làm tăng nguy cơ cháy nổ nếu lửa vùng phát trong bếp.
3.3. Giảm tuổi thọ của máy
- Động cơ quá tải: Dầu mỡ tích tụ có thể gây tắc nghẽn quạt hút, khiến động cơ phải hoạt động quá sức và dễ hỏng.
- Ăn mòn linh kiện: Chất bẩn lâu này có thể làm oxy hoá và ăn mòn các bộ phận kim loại, làm giảm tuổi thọ của máy.
4. Lưu ý khi tự vệ sinh máy hút mùi tại nhà
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau khi vệ sinh máy hút mùi:
- Sử dụng khăn mềm để tránh gây trầy xước hoặc hư hỏng bề mặt máy do các dụng cụ vệ sinh thô ráp.
- Kiểm tra nguồn điện để đảm bảo máy đã được tắt hoàn toàn trước khi vệ sinh, tránh nguy cơ điện giật hoặc chập cháy.
- Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch hiệu quả và bảo vệ máy tốt hơn so với các loại hoá chất không phù hợp.

5. Hỏi đáp liên quan khi vệ sinh máy hút mùi
5.1. Tần suất vệ sinh máy hút mùi hợp lý?
Mỗi bộ phận của máy hút mùi cần được vệ sinh theo tần suất phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
- Lưới lọc: Nên được làm sạch ít nhất 1 lần mỗi tháng.
- Toàn bộ máy hút mùi: Vệ sinh định kỳ từ 1 – 2 tháng/lần.
- Bề mặt máy: Lau chùi ngay sau mỗi lần nấu nướng để tránh dầu mỡ bám dính.
- Động cơ: Bảo dưỡng định kỳ 12 tháng/lần để duy trì hiệu suất hoạt động.

5.2. Dung dịch vệ sinh máy hút mùi nào tốt?
- Dung dịch vệ sinh bề mặt máy hút mùi: Trong quá trình sử dụng, bề mặt sẽ thường tích tụ nhiều dầu mỡ và bụi bẩn, gay khó khăn khi làm sạch. Để vệ sinh bề mặt, bạn sử dụng một số dung dịch như dung dịch tẩy đa năng Gif hoặc dầu ăn, xi đánh bóng Cana, nước sạch và khăn mềm, nước cốt chanh, giấm trắng, vỏ chanh.
- Dung dịch vệ sinh lưới lọc: Lưới lọc là nơi tích tụ nhiều dầu mỡ và bụi bẩn nhất. Để vệ sinh lưới lọc, bạn sử dụng baking soda, coca cola, nước ấm và xà phòng.
Việc vệ sinh máy hút mùi định kỳ không chỉ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ mà còn góp phần giữ cho không gian bếp luôn sạch sẽ, thoáng mát. Hy vọng với các phương pháp vệ sinh đơn giản mà Duraval cung cấp, bạn có thể dễ dàng loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn tích tụ, đảm bảo máy luôn hoạt động tối ưu.