Vệ sinh bồn nước inox là một công việc quan trọng giúp đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho gia đình. Qua thời gian sử dụng, bồn nước inox dễ bị bám bẩn, cặn bã và vi khuẩn tích tụ, ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như tuổi thọ của bồn. Trong bài viết này, Duraval sẽ chia sẻ những phương pháp vệ sinh hiệu quả, đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nội dung bài viết
1. Bồn nước có cần vệ sinh không?
Vệ sinh bồn nước là việc quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của gia đình và đảm bảo sự an toàn cho nguồn nước sử dụng. Vì vậy, bồn nước có cần vệ sinh, bởi vì:
- Loại bỏ tạp chất và bụi bẩn: Sau một thời gian sử dụng, bồn nước sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, cát, đất, đá và các tạp chất khác. Nếu không được vệ sinh thường xuyên chúng sẽ tích tụ, gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống nước và ảnh hưởng đến cả sức khoẻ người sử dụng.
- Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn: Bồn nước không được vệ sinh thường xuyên là môi trường lý tưởng để nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với da.
- Đảm bảo chất lượng nước: Lâu ngày bồn nước có thể bị ô nhiễm bởi các tạp chất và vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng. Việc vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ các vi khuẩn và tạp chất ra khỏi bồn nước, đảm bảo nguồn nước luôn sạch và an toàn.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Nếu lâu ngày không được vệ sinh, bồn nước có thể bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn, dẫn đến tốn nhiều chi phí để sửa chữa. Vì vậy, việc vệ sinh định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề, khắc phục chúng trước khi gây ra hư hỏng nghiêm trọng, góp phần tiết kiệm chi phí.

2. Cách vệ sinh bồn nước inox đơn giản tại nhà
2.1. Bước 1: Ngắt nguồn điện máy bơm nước lên bồn
Trước khi vệ sinh bồn nước inox, bạn cần ngắt hẳn điện nguồn của máy bơm để đề phòng trẻ nhỏ hoặc người khác không biết bạn đang vệ sinh thiết bị mà khởi động máy bơm.
2.2. Bước 2: Tháo hết lượng nước trong bồn
Tiếp đến, bạn cần xả gần hết toàn bộ lượng nước có bên trong, chỉ để lại một lượng nước vừa đủ để vệ sinh. Để thoát nước ra khỏi bồn, bạn mở van xả ở dưới cùng hoặc mở vòi bơm nước ra. Bạn cần lưu ý nối thêm đường ống vào trước khi mở van nhằm hướng nước đến vị trí không gây tình trạng ngập lụt hoặc xói mòn cục bộ.
Nếu bồn nước của bạn không có van xả, hãy chọn thời điểm gần sử dụng hết nước để tiến hành vệ sinh. Bạn dùng xô để múc nước ra khỏi bồn. Khi bồn không còn nhiều nước, xô không thể múc được nữa, bạn có thể dùng thêm ly nhựa múc đến lúc gần hết nước thì dừng lại.

2.3. Bước 3: Làm sạch bên trong bồn
Sử dụng dung dịch làm sạch: Khi lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến tình trạng bồn nước chứa quá nhiều cặn bẩn, rong rêu bám trên thành thiết bị, không thể sử dụng nước thông thường để làm sạch được. Bạn cần chuẩn bị dung dịch có khả năng tẩy rửa an toàn như giấm ăn hoặc baking soda.
- Giấm ăn: Khi sử dụng giấm ăn bạn nên hoà giấm ăn vào nước trong đêm và để qua đêm thì sẽ có tác dụng tốt nhất. Vì vậy, nếu bạn quyết định làm vệ sinh vào ngày hôm sau thì đêm hôm trước bạn nên sử dụng giấm để vệ sinh sạch sẽ các cặn bẩn, rong rêu, nhớt bám trên thành bồn. Sáng hôm sau, bạn tiến hành xả nước ra khỏi bồn vì chất cặn bẩn đã được chuyển xuống phía dưới bồn.
- Hỗn hợp baking soda và giấm ăn tỉ lệ 1:1: Baking soda là một hoá chất tẩy rửa an toàn có sẵn trong nhà bếp. Với dung dịch vệ sinh này, bạn không cần ngâm qua đêm mà có thể sử dụng luôn để cọ rửa. Bạn hoà hỗn hợp baking soda và giấm ăn theo tỷ lệ 1:1 rồi cho vào trong bồn chứa. Tuỳ theo kích thước của từng loại bồn mà bạn điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Sau khi kết thúc hiện tượng sủi bọt, bạn hãy xả nước này ra bên ngoài để thực hiện việc làm sạch tiếp theo.
Vệ sinh bằng phương pháp thủ công: Hiên nay, có hai loại bồn rửa inox chính là bồn rửa đứng và bồn rửa ngang.
- Chui vào bồn rửa để vệ sinh: Đối với bồn rửa đứng bạn có thể chui vào và sử dụng miếng bọt biển hoặc bàn chải để cọ rửa. Bạn sử dụng dụng cụ thủ công này làm sao loại bỏ được càng nhiều bùn đất, rong rêu và cặn bẩn càng tốt. Sau mỗi lượt cọ bạn nên dùng nước còn sót lại trong bồn để rửa trôi các cặn bẩn bám trên thành bồn xuống dưới đáy, sau đó mở van xả thải và đổ thêm nước vào để vệ sinh đáy bồn chứa sau cùng.
- Dùng chổi, bàn chải cán dài: Đối với bồn rửa nằm ngang, không thể trực tiếp chui vào, bạn có thể sử dụng bàn chải, chổi lau gắn vào gậy cán dài để vệ sinh. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khó thực hiện hơn.
Vệ sinh bằng thiết bị chuyên dụng: Ngoài sử dụng phương pháp thủ công, bạn có thể sử dụng thiết bị chuyên dụng phụ nước áp lực để xịt rửa bồn nước nhanh hơn. Nhờ áp suất cao, nước có tác động mạnh đánh bật một cách triệt để bụi bẩn và cả rêu bám trên thành inox.

Lưu ý trong quá trình vệ sinh:
- Không sử dụng vật liệu như bàn chải có lông bằng thép hoặc bọt biển làm bằng thép để vệ sinh bồn rửa vì chúng có thể làm trầy xước bề mặt inox, tạo điều kiện để cặn bẩn bám lại dễ hơn.
- Trong quá trình vệ sinh nên sử dụng nước để dội rửa kết hợp làm sạch.
- Nếu nước không thể làm sạch được được bồn chứa, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ, chờ khoảng vài tiếng hoặc một ngày để dụng dịch tác dụng với cặn bẩn rồi mới tráng rửa cho sạch.

2.4. Bước 4: Tiến hành khử trùng bồn
Để đảm bảo nguồn nước được sạch khuẩn, sau khi vệ sinh xong, bạn nên khử trùng lại bồn nước với Clo. Clo là hoá chất khá mạnh nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Chỉ nên sử dụng chúng khi bồn nước quá bẩn, nước không đủ để làm sạch. Bạn tiến hành khử trùng bồn nước bằng clo theo các bước sau:
- Bơm thêm nước vào bồn chứa khoảng 3/4 dung tích bồn.
- Cho thuốc tẩy Clo vào bồn nước theo tỷ lệ pha là 50 phần triệu (ppm) trên một lượng nước. Bạn cần tính toán chính xác xem lượng thuốc tẩy cần sử dụng là bao nhiêu (trên thị trường dung dịch Clo gia đình là loại 5%). Chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng thuốc tẩy này, nếu bắt buộc phải sử dụng, bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp đến để vệ sinh.
- Bơm nước đầy vào bồn, để trong vòng 24 giờ, đảm bảo không tiếp xúc gần với nguồn nước vì chúng có hại cho sức khỏe.
- Sau 24 giờ, bạn tiến hành xả nước ra khỏi bồn bằng hệ thống dẫn nước thải, tránh tiếp xúc với nguồn nước như ao, hồ.
- Cuối cùng cọ rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý khi tiến hành khử trùng: Tránh tiếp xúc trực tiếp với clo, đeo găng tay cao su và kính bảo hộ mắt trong quá trình sử dụng. Việc xả nước thải sau khi khử trùng có thể gây ăn mòn đường ống hoặc ngập nước, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi tự mình vệ sinh.
2.5. Bước 5: Xả sạch lại với nước
Sau khi hoàn tất các bước trên, hãy tráng lại bồn thật kỹ bằng nước sạch, có thể sử dụng dụng cụ cọ rửa để vệ sinh lại một lần nữa, đảm bảo độ sạch của bồn chứa.

3. Bao lâu nên vệ sinh bồn nước inox 1 lần?
Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt luôn sạch và an toàn, bạn nên thường xuyên vệ sinh bồn nước.
- Đối với nguồn nước giếng: Nước giếng chứa nhiều tạp chất và vi khuẩn, cần được làm sạch để tránh tích tụ cặn bẩn và vi khuẩn có hại, vì vậy, bạn nên vệ sinh bồn nước tối thiểu 1 tháng/lần.
- Đối với nguồn nước máy: Bạn có thể vệ sinh 3 tháng/lần để loại bỏ các tạp chất tích tụ theo thời gian, đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ và an toàn.
4. Lưu ý khi vệ sinh bồn nước inox
- Trước khi vệ sinh cần đảm bảo ngắt hết nguồn điện từ máy bơm lên bồn, rồi tiến hành xả nước ra bớt, để lại một lượng nước bên trong để vệ sinh.
- Sử dụng dụng cụ lau rửa bồn nước thường dài khoảng 1,2 – 1,5m.
- Khi tiến hành vệ sinh, cọ tới đâu thì dội nước tới đó để súc và mở lỗ xả để đẩy hết chất bẩn ra ngoài.
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh vì chúng có thể gây phản ứng với inox, gây ăn mòn, tạo các chất kết tủa, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Trong trường hợp sử dụng xà bông để vệ sinh, hãy nhớ xả sạch rồi mới bơm nước vào và tiếp tục sử dụng.
- Không nên tác động lực quá mạnh vào thiết bị van và phao tự động vì chúng dễ hư hỏng.

Vệ sinh bồn nước inox định kỳ không chỉ giúp duy trì chất lượng nguồn nước sạch mà còn kéo dài tuổi thọ của bồn nước, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Hy vọng những hướng dẫn và mẹo nhỏ trong bài viết của Duraval sẽ giúp bạn thực hiện công việc này dễ dàng và hiệu quả hơn.