Tủ bếp MDF ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất nhờ vào tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt và giá thành hợp lý. Với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như khả năng chống ẩm, tủ bếp này phù hợp với nhiều không gian bếp hiện đại. Vậy loại tủ bếp này có đặc điểm gì nổi bật? Vì sao ngày càng nhiều gia đình tin dùng sản phẩm này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tủ bếp MDF là gì? Cấu tạo tủ bếp MDF
Tủ bếp MDF là loại tủ bếp được sản xuất từ cốt gỗ công nghiệp MDF. Gỗ MDF gồm hai loại chính là lõi nâu và lõi xanh, trong đó lõi xanh được ưu tiên sử dụng cho tủ bếp nhờ khả năng chống ẩm mốc và chống thấm tốt, còn lõi nâu thường được sử dụng trong các sản phẩm nội thất khác như kệ Timi, tủ quần áo, giường ngủ, bàn học.
Cấu tạo: Tủ bếp làm bằng MDF gồm 3 phần chính:
- Thân và khung tủ bếp: Được chế tạo từ gỗ MDF lõi xanh, phủ Melamine hoặc sơn theo màu sắc, hoa văn theo nhu cầu. Các tấm gỗ có độ dày 18mm, bề mặt được phủ kín hoàn toàn để ngăn cốt gỗ tiếp xúc với độ ẩm và môi trường.
- Cánh tủ: Được làm từ MDF lõi xanh chống ẩm, bề mặt được sơn phủ bằng Acrylic, Laminate, Melamine hoặc dán Veneer. Mặt trong cánh tủ có thể phủ Melamine trắng hoặc đồng màu với mặt ngoài với độ dày tiêu chuẩn 18mm.
- Hậu tủ: Được làm từ hợp kim nhôm nhựa Aluminium có khả năng chống nước 100%, giúp bảo vệ tủ bếp khỏi ẩm mốc khi đặt sát tường.

2. 45+ Mẫu tủ bếp MDF đẹp được ưa thích cho năm 2025
2.1. Tủ bếp MDF lõi xanh phủ Acrylic
Tủ bếp gỗ MDF lõi xanh phủ Acrylic gây ấn tượng với bề mặt sáng bóng như gương, mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và đẳng cấp cho không gian bếp. Nhờ chất liệu Acrylic, sản phẩm không chỉ có khả năng chống trầy xước, dễ lau chùi mà còn bền màu, giúp giữ được vẻ mới mẻ theo thời gian.
Đặc biệt, với sự đa dạng về màu sắc và hiệu ứng thẩm mỹ, tủ bếp MDF phủ Acrylic phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, đặc biệt phù hợp cho những không gian nhỏ, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn.




2.2. Tủ bếp MDF lõi xanh phủ Laminate
Loại tủ bếp này là lựa chọn lý tưởng dành cho những gia đình thường xuyên sử dụng bếp nhờ độ bền cao. Bề mặt Laminate không chỉ chống trầy xước, chịu lực tốt mà còn có khả năng chống hiệu quả, giúp tủ bếp luôn bền đẹp ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra, với sự đa dạng về màu sắc và hoạ tiết vân gỗ tự nhiên, sản phẩm mang đến vẻ đẹp hài hoà, gần gũi, tạo không gian bếp ấm cúng và hiện đại.



2.3. Tủ bếp MDF lõi xanh phủ Melamine
Tủ bếp MDF phủ Melamine không chỉ sở hữu bề mặt mịn màng, màu sắc phong phú mà còn nổi bật với vân gỗ tự nhiên độc đáo, mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng và ấm cúng cho không gian bếp. Mặc dù khả năng chịu lực và chống trầy xước không cao nhuệ một số dòng tủ khác nhưng sản phẩm này vẫn được ưa chuộng nhờ giá thành hợp lý, đồng thời đảm bảo khả năng chống ẩm và chống mối mọt hiệu quả.





3. Ưu nhược điểm khi làm tủ bếp MDF
3.1. Ưu điểm
- Khả năng chống ẩm tốt: Loại tủ bếp này làm từ chất liệu gỗ MDF lõi xanh chống ẩm được xử lý đặc biệt để phù hợp với môi trường có độ ẩm cao như nhà bếp.
- Thiết kế đa dạng: Được thiết kế theo đa dạng kiểu dàng, giúp loại tủ này dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách phòng khách khác nhau.
- Chống cong vênh, mối mọt: Loại tủ bếp này giúp hạn chế tình trạng co ngót, cong vênh và mối mọt hiệu quả hơn so với gỗ tự nhiên.
- Bề mặt bền đẹp: Bề mặt tủ bếp được phủ Acrylic, Melamine hoặc Laminate giúp chống trầy xước, tạo độ sáng bóng và tăng độ bền.
- Dễ gia công, lắp đặt: Tủ bếp được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp MDF có trọng lượng nhẹ, thuận tiện cho quá trình thi công và lắp đặt.
- Thân thiện với môi trường: MDF là loại gỗ tái chế, góp phần bảo vệ thiên nhiên.
- Giá thành hợp lý: Loại tủ bếp này có mức giá phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng.

3.2. Nhược điểm
- Hạn chế khi tiếp xúc với nước: Dù có khả năng chống ẩm nhưng nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài, tủ vẫn có nguy cơ bị phồng rộp và hư hỏng.
- Độ cứng và khả năng chịu lực thấp hơn gỗ tự nhiên: So với gỗ tự nhiên, tủ bếp làm bằng MDF không có độ cứng cao, chỉ phù hợp với những thiết kế đơn giản.
- Dễ trầy xước: Với bề mặt sáng bóng, loại tủ bếp này dễ bị lộ vết trầy xước khi va chạm.
- Hạn chế thiết kế hoa văn, chạm khắc: Chất liệu MDF không dễ tạo hoa văn hay đường nét uốn lượn tinh xảo, nên không phù hợp với phong cách tân cổ điển.

4. Báo giá tủ bếp MDF mới nhất hiện nay
Dưới đây là bảng báo giá một số loại tủ bếp làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp mới nhất hiện nay:
Loại tủ bếp | Kích thước (Sâu x Cao) (md) | MDF | ||
Melamine | Melamine + Sơn | Acrylic | ||
Tủ bếp trên | 350 x 800 | 2.300.000đ | 2.530.000đ | 3.450.000đ |
Tủ bếp dưới | 600 x 900 | 2.600.000đ | 2.950.000đ | 3.750.000đ |
Lưu ý: Bảng báo giá chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá có thể thay đổi tùy theo chất liệu, thương hiệu, khu vực lắp đặt.
5. 7 điều cần lưu ý khi làm tủ bếp MDF
Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi làm tủ bếp MDF để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho không gian bếp:
5.1. Lựa chọn loại MDF phù hợp
Khi làm tủ bếp điều quan trọng đầu tiên là cần chọn loại gỗ phù hợp. MDF có rất nhiều loại nhưng dễ đảm bảo độ bền trong môi trường bếp có độ ẩm cao, bạn nên ưu tiên sử dụng MDF lõi xanh chống ẩm. Loại này có khả năng hạn chế thấm nước tốt hơn so với MDF thường, giúp kéo dài tuổi thọ của tủ bếp.

5.2. Chọn bề mặt phủ theo nhu cầu sử dụng
Bề mặt phủ ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mỹ của tủ bếp.
- Nếu muốn không gian bếp sang trọng và hiện đại, bạn có thể chọn Acrylic để phủ với bề mặt bóng gương đẹp mắt, tuy nhiên chất liệu này dễ trầy xước.
- Laminate là lựa chọn lý tưởng nếu bạn cần một lớp phủ chống trầy tốt, chịu lực cao, có nhiều màu sắc.
- Melamine có giá thành rẻ hơn, đa dạng màu sắc nhưng khả năng chống trầy và chịu lực kém hơn hai loại trên.
5.3. Xử lý chống ẩm cho các vị trí dễ ảnh hưởng
Mặc dù MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, nhưng để đảm bảo độ bền tối đa, các mép cắt và cạnh tủ cần được dán kín để ngăn nước thấm vào bên trong. Phần hậu tủ – vị trí tiếp xúc trực tiếp với tường nên sử dụng hợp kim nhôm nhựa Aluminium để chống nước và chống ẩm hiệu quả hơn.
5.4. Thiết kế đơn giản, tránh các chi tiết cầu kỳ
Gỗ MDF có đặc điểm không thể chạm khắc hoa văn tinh xảo hay uốn lượn như gỗ tự nhiên. Vì vậy, khi thiết kế tủ bếp, bạn nên ưu tiên phong cách hiện đại, tối giản, sử dụng các đường nét thẳng và bề mặt phẳng để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.
5.5. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước và nhiệt độ cao
Mặc dù MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, nhưng nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài, tủ vẫn có thể bị phồng rộp và hư hỏng. Do đó, cần lau khô ngay khi bề mặt tủ bị dính nước. Ngoài ra, không nên đặt tủ bếp MDF quá gần bếp nấu hoặc các thiết bị có nhiệt độ cao để tránh ảnh hưởng đến kết cấu gỗ.

5.6. Chọn đơn vị thi công uy tín
Chất lượng của tủ bếp MDF không chỉ phụ thuộc vào nguyên vật liệu mà còn bị ảnh hưởng bởi tay nghề của đơn vị thi công. Hãy lựa chọn những cơ sở uy tín, sử dụng gỗ MDF đạt chuẩn, keo dán chất lượng cao để đảm bảo tủ bếp có độ bền lâu dài, không bị bong tróc hay cong vênh sau một thời gian sử dụng.
5.7. Bảo dưỡng, vệ sinh đúng cách
Việc vệ sinh tủ bếp đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ và giữ cho sản phẩm luôn như mới. Bạn nên sử dụng khăn mềm để lau chùi, tránh dùng hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm bong tróc lớp phủ bề mặt. Đồng thời, bạn cần kiểm tra định kỳ các mối ghép, bản lề để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu hư hỏng.
Với những ưu điểm vượt trội như độ bền cao, khả năng chống ẩm tốt, mẫu mã đa dạng và giá thành hợp lý, tủ bếp MDF là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều gia đình hiện nay. Tuy vẫn có một số hạn chế, nhưng nếu lựa chọn đúng loại vật liệu, thi công chất lượng và bảo quản đúng cách, tủ bếp làm bằng MDF sẽ đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ lâu dài. Hy vọng bài viết này của Duraval đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tủ bếp làm bằng MDF, từ đó đưa ra quyết định phù hợp cho không gian bếp của mình.