Tay nắm cửa
Tay nắm cửa là một trong những phụ kiện quan trọng trong thiết kế nội thất, không chỉ có tác dụng giúp mở và đóng cửa mà còn góp phần tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian sống. Trong bài viết này của Duraval, chúng ta sẽ cùng khám phá các loại tay nắm phổ biến và cách chọn lựa sao cho phù hợp với từng không gian.
1. Công dụng của tay nắm cửa
Công dụng chính của tay nắm cửa là giúp người sử dụng dễ dàng mở hoặc đóng cửa. Loại tay nắm này được thiết kế vừa vặn với lòng bàn tay để người dùng dễ dàng điều khiển cửa, mang lại sự thoải mái.
Tay nắm này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng:
- Mang lại sự tiện ích và dễ dàng khi sử dụng: Sử dụng tay nắm giúp việc đóng mở cửa dễ dàng hơn đặc biệt là đối với người cao tuổi.
- Tạo điểm nhấn cho cấu trúc không gian: Tay nắm là một yếu tố thiết kế quan trọng, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thép không gỉ, đồng, nhôm, gỗ, loại tay nắm này phù hợp với nhiều phong cách không gian khác nhau.
- Bảo vệ cửa và bề mặt: Tay nắm giúp giảm thiểu sự ma sát trực tiếp giữa tay và bề mặt cửa, bảo vệ bề mặt cửa khỏi các vết trầy xước hay hư hại do việc đóng mở thường xuyên.
- An toàn: Tay nắm giúp tạo sự chắc chắn, người sử dụng dễ dàng kiểm soát việc đóng mở cửa mà không làm hỏng cơ chế khoá hoặc hệ thống cửa.
- Tăng độ bền cho cửa: Việc lắp đặt tay nắm giúp giảm sự mài mòn ở khu vực tay nắm thường xuyên tiếp xúc, kéo dài tuổi thọ cho cửa.

>>> Xem thêm: Chiều cao tay nắm cửa tiêu chuẩn và hướng dẫn cách xác định
2. Các loại tay nắm cửa phổ biến hiện nay
2.1. Phân loại theo chất liệu tay nắm cửa
Tay nắm cửa gỗ
Tay nắm bằng chất liệu gỗ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, ấm áp và sang trọng cho không gian. Chất liệu gỗ giúp chế tác được các sản phẩm một cách tinh xảo với nhiều kiểu dáng khác nhau. Các loại tay nắm làm bằng chất liệu gỗ được lắp đặt trong các không gian nội thất mang phong cách rustic hoặc cổ điển.
Tuy nhiên, tay nắm gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, có thể bị mài mòn và nứt vỡ nếu không được bảo dưỡng đúng cách hoặc tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

Tay nắm cửa nhôm
Tay nắm làm bằng chất liệu nhôm là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia chủ bởi trọng lượng nhẹ và khả năng chống mài mòn tốt mà nó mang lại. Với thiết kế mỏng nhẹ và tinh tế, tay nắm làm bằng chất liệu nhôm phù hợp với các không gian hiện đại và tối giản.
Chất liệu nhôm dễ dàng chế tạo để tạo nên các mẫu mã phong phú với giá thành phải chăng. Tuy nhiên, tay nắm này dễ bị trầy xước, không bền bỉ như inox hay đồng, không phải là lựa chọn tốt dành cho các không gian phải chịu tác động mạnh.

Tay nắm cửa inox
Tay nắm làm bằng chất liệu inox nổi bật với độ bền cao và khả năng chống mài mòn, giúp duy trì vẻ đẹp sáng bóng qua thời gian. Chất liệu inox thích hợp để thiết kế với nhiều kiểu dáng cửa khác nhau, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tay nắm inox dễ bảo trì, bạn chỉ cần lau chùi thường xuyên để duy trì vẻ ngoài sáng bóng. Tuy nhiên, giá thành của tay nắm inox cao hơn so với các chất liệu như nhôm hay sắt, có thể bị trầy xước nếu không được bảo quản đúng cách.

Tay nắm cửa sắt
Tay nắm làm bằng chất liệu sắt có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Sắt là chất liệu dễ dàng chế tác thành các kiểu dáng độc đáo, phù hợp với các phong cách trang trí nội thất cổ điển hoặc công nghiệp.
Tuy nhiên, loại tay nắm này dễ bị gỉ sét nếu không được bảo dưỡng và xử lý bề mặt đúng cách đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Mặc dù vậy, tay nắm này có giá thành khá hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

Tay nắm cửa nhựa
Tay nắm làm bằng nhựa là lựa chọn kinh tế, phổ biến trong các không gian cần tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Chất liệu nhựa nhẹ, dễ dàng chế tạo thành nhiều kiểu dáng với đa dạng màu sắc.
Tuy nhiên, tay nắm bằng nhựa không bền bằng các chất liệu kim loại, dễ bị nứt, biến dạng khi chịu tác động mạnh hoặc tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao.

Tay nắm cửa đồng
Tay nắm làm bằng chất liệu đồng mang lại sự tinh tế và sang trọng, được sử dụng trong các không gian cao cấp. Đồng không chỉ mang vẻ đẹp cổ điển mà còn có tính kháng khuẩn tự nhiên, mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, tay nắm này có thể bị oxy hóa và thay đổi màu sắc theo thời gian. Vì vậy, bạn cần bảo quản và lau chùi thường xuyên để duy trì vẻ đẹp ban đầu. Đồng thời, chất liệu này có giá thành khá cao nhưng mang lại sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian sống.

>>> Xem thêm: Cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài khi mất chìa, hỏng ổ
2.2. Phân loại theo thiết kế tay nắm cửa
Tay nắm cửa tròn
Tay nắm trong là kiểu thiết kế phổ biến và dễ sử dụng nhất. Tay nằm trong được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như inox, nhôm, đồng hoặc gỗ, phù hợp với nhiều phong cách trang trí, thích hợp cho cả cửa nội thất và cửa ngoài trời, từ không gian hiện đại đến cổ điển. Thiết kế trong giúp người sử dụng dễ dàng cầm nắm và mở cửa mà không cần nhiều lực.

Tay nắm cửa vuông
Tay nắm vuông mang đến vẻ ngoài sắc nét và mạnh mẽ. Với các cạnh vuông vắn, tay nắm này không chỉ tạo điểm nhấn thẩm mỹ mà còn dễ dàng cầm nắm. Tay nắm vuông được làm từ nhiều chất liệu như inox, nhôm, đồng, mang lại cảm giác chắc chắn và cứng cáp. Đây là sự lựa chọn lý tưởng dành cho các không gian tối giản và hiện đại, nơi các hình khối và đường nét sắc sảo được ưa chuộng.

Tay nắm cửa âm
Tay nắm cửa âm hay còn được gọi là tay nắm ẩn, là thiết kế đặc biệt khi tay nắm được đặt chìm vào trong cửa, tạo sự tối giản cho cửa. Kiểu tay nắm này được lắp đặt ở cửa trượt hoặc cửa có thiết kế hiện đại, tối giản.

Tay nắm cửa dài
Tay nắm dài có thiết kế thanh mảnh và kéo dài, được sử dụng cho các cửa lớn. Loại tay nắm này được thiết kế rất chắc chắn, bền bỉ và chịu lực tốt nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không lo hư hỏng.
Tay nắm này kết hợp được với nhiều phong cách trang trí khác nhau từ truyền thống, cổ điển đến hiện đại, tất cả đều tạo nên sự hài hoà đẹp mắt.

Tay nắm cửa đẩy
Loại tay nắm này có thiết kế đặc biệt dành cho cửa cần đẩy mở thay vì kéo. Chúng được lắp đặt trên các cửa phòng, cửa kính hoặc cửa của các không gian công cộng. Tay nắm đẩy được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, nhựa, giúp người sử dụng dễ dàng đẩy cửa mà không cần tốn quá nhiều lực.

3. Báo giá tay nắm cửa tại Duraval mới nhất
Giá của tay nắm cửa tại Duraval có sự đa dạng, tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và tính năng của từng sản phẩm. Duraval cung cấp những tay nắm không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian. Mức giá có thể thay đổi theo từng dòng sản phẩm và yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Để nhận báo giá chính xác nhất, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Duraval. Đội ngũ nhân viên của Duraval luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi vấn đề để bạn lựa chọn được sản phẩm chất lượng nhất.
4. 6 Tiêu chí khi lựa chọn tay nắm cửa
Kiểu dáng: Kiểu dáng là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi lựa chọn tay nắm. Mỗi không gian sẽ có phong cách thiết kế riêng, vì vậy, tay nắm cần phù hợp với tổng thể không gian. Bạn có thể lựa chọn tay nắm tròn, vuông, dài hay kiểu âm tùy theo sở thích cá nhân và phong cách trang trí của ngôi nhà từ cổ điển đến hiện đại. Một tay nắm có kiểu dáng phù hợp không chỉ tạo điểm nhấn thẩm mỹ mà còn góp phần nâng cao sự tiện nghi khi sử dụng.
Kích thước tay nắm cửa: Kích thước tay nắm cũng rất quan trọng để đảm bảo sự tiện lợi trong việc sử dụng. Tay nắm có kích thước quá lớn sẽ làm mất tính cân đối cho cửa, còn tay nắm quá nhỏ sẽ khó sử dụng. Vì vậy, kích thước tay nắm cần phù hợp với cửa và không gian tổng thể.
- Đối với các cửa lớn như cửa ra vào, tay nắm dài và chắc chắn là sự lựa chọn tốt.
- Đối với cửa phòng nhỏ, tay nắm có kích thước vừa phải là lựa chọn hợp lý.

Chất liệu tay nắm: Chất liệu tay nắm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chống mài mòn và vẻ đẹp của sản phẩm. Tay nắm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như inox, đồng, gỗ, nhôm, nhựa. Mỗi chất liệu đều có những đặc tính riêng. Bạn cần lựa chọn chất liệu phù hợp với môi trường sử dụng và phong cách thiết kế.
- Inox và đồng mang đến sự sang trọng, bền bỉ.
- Gỗ tạo sự ấm áp và tự nhiên.
- Nhôm và nhựa có giá thành thấp và dễ tạo hình.
Màu sắc: Màu sắc tay nắm cần phải hải hoà với màu sắc của cửa và không gian tổng thể. Màu sắc cũng ảnh hưởng đến khả năng kết hợp với các đồ nội thất khác trong phòng, do đó, lựa chọn màu sắc phù hợp là rất quan trọng.
- Các tay nắm có màu sáng như bạc, đồng hoặc màu đen tạo cảm giác sang trọng và hiện đại
- Các tay nắm màu gỗ hoặc vàng đồng mang đến vẻ đẹp ấm áp và cổ điển.
Chức năng tay nắm cửa: Chức năng của tay nắm là một yếu tố không thể bỏ qua, đặc biệt khi bạn cần một tay nắm dễ sử dụng hoặc có tính năng đặc biệt. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc các tính năng bổ sung như khả năng chống mài mòn, chống thấm nước của tay nắm.
- Tay nắm đẩy được lắp cho các cửa cần đẩy mở
- Tay nắm âm giúp tối giản hình dáng của cửa
- Tay nắm dài giúp mở cửa lớn hoặc cửa trượt dễ dàng hơn.
Thương hiệu và mức giá: Thương hiệu và mức giá cũng là hai yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn tay nắm. Các thương hiệu uy tín cung cấp các sản phẩm chất lượng, đảm bảo độ bền và tính năng sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình.
Tay nắm từ các thương hiệu uy tín sẽ có giá thành cao hơn nhưng có chất lượng và chế độ bảo hành tốt. Nếu ngân sách hạn chế bạn nên chọn các sản phẩm từ các thương hiệu ít nổi tiếng nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng và thiết kế.
5. Hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng tay nắm cửa
5.1. Hướng dẫn cách lắp đặt:
Bước 1: Đo và đánh dấu vị trí (nếu cần)
Dùng thước đo để xác định chính xác vị trí lắp tay nắm. Sau đó, bạn đánh dấu các điểm cần khoan lỗ hoặc vít để gắn tay nắm vào cửa.
Bước 2: Khoan lỗ (nếu cần)
Nếu vị trí lỗ tay nắm không trùng với vị trí lỗ cũ, sử dụng máy khoan để khoan các lỗ mới theo các điểm đã được đánh dấu trước đó.
Bước 3: Lắp đặt tay nắm mới
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các lỗ khoan, tiến hành lắp tay nắm. Các bước thực hiện bao gồm:
- Bắt vít và lắp các bộ phận: Sử dụng vít và các dụng cụ phù hợp để gắn tay nắm vào các vị trí đã được chuẩn bị sẵn. Đảm bảo vặn vít vừa đủ chặt để tránh làm hỏng các bộ phận, sau đó lắp tất cả các bộ phận của tay nắm, bao gồm cả cánh tay và các phần kết nối.
- Điều chỉnh và kiểm tra chức năng: Kiểm tra xem tay nắm có hoạt động bình thường không, đảm bảo cửa mở và đóng dễ dàng, êm ái. Nếu cần thiết, điều chỉnh tay nắm để đảm bảo hoạt động chính xác và thuận tiện.
Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra cuối cùng
Cuối cùng, sau khi hoàn thành việc lắp đặt, thực hiện các bước kiểm tra để đảm bảo tay nắm hoạt động tốt:
- Kiểm tra cửa mở và đóng ổn định: Mở và đóng cửa vài lần để xác nhận tay nắm hoạt động ổn định, không gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
- Điều chỉnh nếu cần: Nếu phát hiện vấn đề trong quá trình kiểm tra, thực hiện điều chỉnh tay nắm cửa hoặc các bộ phận liên quan để khắc phục, đảm bảo tính an toàn và chức năng của tay nắm.

5.2. Hướng dẫn cách sử dụng tay nắm cửa:
Mở cửa: Tuỳ từng loại tay nắm sẽ có những cách mở khác nhau:
- Tay nắm tròn hoặc vuông: Đơn giản, chỉ cần xoay hoặc kéo tay nắm về phía mình để mở cửa.
- Tay nắm dài: Đối với tay nắm dài, bạn chỉ cần đặt tay vào giữa tay nắm và kéo hoặc đẩy cửa theo hướng tương ứng.
- Tay nắm cửa đẩy: Đối với các cửa đẩy, bạn chỉ cần đẩy tay nắm để cửa mở. Thiết kế này rất phù hợp cho cửa kính hoặc cửa ra vào lớn.
Đóng cửa: Tuỳ vào từng loại tay nắm sẽ có những cách đóng khác nhau
- Tay nắm tròn, vuông hoặc dài: Để đóng cửa, bạn chỉ cần đẩy cửa nhẹ nhàng cho đến khi chốt khóa tự động hoặc sử dụng tay nắm để kéo cửa vào đúng vị trí.
- Tay nắm cửa âm: Đối với tay nắm âm, bạn cần dùng một lực nhẹ nhàng để đẩy hoặc kéo cửa, do tay nắm chìm vào trong cửa.
Bảo dưỡng và vệ sinh tay nắm cửa
- Vệ sinh thường xuyên: Sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa nhẹ để lau sạch tay nắm cửa, tránh dùng các chất tẩy mạnh có thể làm hư hỏng bề mặt tay nắm.
- Kiểm tra độ lỏng của tay nắm: Định kỳ kiểm tra tay nắm để đảm bảo nó không bị lỏng hoặc hư hỏng, có thể siết chặt vít nếu cần thiết.
- Chú ý khi sử dụng tay nắm ở cửa: Tránh dùng lực quá mạnh khi mở hoặc đóng cửa, đặc biệt là đối với tay nắm bằng gỗ hoặc nhựa, vì chúng có thể bị nứt hoặc gãy. Đảm bảo tay nắm luôn được lắp chắc chắn để tránh sự cố gây hỏng hóc hoặc khó khăn khi sử dụng.
6. Duraval – Thương hiệu tay nắm cửa cao cấp
Duraval là thương hiệu nổi bật trong việc cung cấp các sản phẩm tay nắm cửa cao cấp với thiết kế tinh tế, chất lượng vượt trội và tính năng sử dụng hoàn hảo. Duraval luôn không ngừng cải tiến và phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ các không gian sống gia đình đến các công trình thương mại cao cấp.
Tay nắm cửa Duraval được làm từ những chất liệu cao cấp như inox, đồng và nhôm, mang đến độ bền lâu dài, khả năng chống ăn mòn và chịu lực tuyệt vời. Các sản phẩm của Duraval không chỉ chú trọng vào độ bền mà còn đặc biệt quan tâm đến thiết kế với các mẫu mã đa dạng từ cổ điển, hiện đại đến tối giản, giúp tăng cường giá trị thẩm mỹ cho không gian sống.
Ngoài ra, Duraval cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm dễ dàng lắp đặt và bảo trì, đảm bảo tính tiện dụng và sự an toàn trong quá trình sử dụng.
Liên hệ ngay đến Duraval để đặt mua những sản phẩm tay nắm cửa chất lượng với mức giá ưu đãi nhất.
Bài viết liên quan:
Tay nắm cửa không chỉ là một phụ kiện cần thiết mà còn là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian sống. Với sự đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và chức năng, việc lựa chọn tay nắm phù hợp sẽ tạo nên sự hài hòa, tiện nghi cho ngôi nhà. Hy vọng qua bài viết này của Duraval, bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích để lựa chọn tay nắm hoàn hảo cho không gian của mình.