Tìm hiểu kích thước ray trượt cửa lùa tiêu chuẩn

5/5 - (1 bình chọn)

Kích thước ray trượt cửa lùa là yếu tố quan trọng quyết định cửa có hoạt động trơn tru hay không. Duraval sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kích thước ray trượt phổ biến hiện nay, từ đó giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

1. Tại sao cần chọn kích thước ray trượt cửa lùa đúng

Việc chọn kích thước ray cửa lùa phù hợp rất quan trọng. Điều này giúp  hệ thống ray trượt cửa lùa hoạt động êm ái và an toàn. Dưới đây là những lý do bạn cần chọn đúng kích thước ray trượt cửa lùa:

  • Chọn kích thước chuẩn giúp cửa hoạt động trơn tru: Khi kích thước ray và cánh cửa vừa vặn với nhau, việc mở và đóng cửa sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng cửa kẹt, gây ra tiếng ồn khó chịu.
  • Tối ưu không gian, nâng cao tính thẩm mỹ: Một bộ ray cửa lùa có kích thước phù hợp sẽ giúp tiết kiệm tối đa không gian, đặc biệt hữu ích cho những căn phòng có diện tích hạn chế. Đồng thời, nó còn góp phần tạo nên vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho không gian sống của bạn.
  • Đảm bảo an toàn và độ bền: Khi chọn đúng kích thước ray trượt, bạn sẽ có một hệ thống cửa bền bỉ, hoạt động ổn định trong thời gian dài. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.
Chọn kích thước ray cửa lùa phù hợp giúp hệ thống cửa hoạt động êm ái
Chọn kích thước ray cửa lùa phù hợp giúp hệ thống cửa hoạt động êm ái

Vì vậy, khi lựa chọn ray cửa lùa, khách hàng cần xem xét kỹ các yếu tố kích thước để đảm bảo an toàn, tiện lợi và vẻ đẹp cho không gian. Các loại ray cửa lùa có kích thước đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều loại công trình khác nhau, từ nhà ở đến các dự án xây dựng. Việc hiểu rõ về kích thước và cấu tạo của từng loại ray sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tối ưu.

>>> Xem thêm: Cửa lùa là gì? Ưu nhược điểm và các mẫu cửa lùa đẹp

2. Tổng hợp các kích thước ray trượt cửa lùa hiện nay

Dưới đây là 8 kích thước ray trượt cửa lùa phổ biến hiện nay, giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại ray phù hợp với loại cửa của gia đinh.

2.1 Kích thước ray trượt cửa lùa giảm chấn

Ray âm giảm chấn được lắp chìm dưới đáy, kết hợp với bộ giảm chấn để hạn chế tiếng ồn khi cửa vận hành. Hiện nay, ray giảm chấn có hai loại phổ biến: Ray trượt âm giảm chấn 2 tầng và ray trượt âm giảm chấn 3 tầng (ray mở toàn phần). Kích thước thường gặp của loại ray này dao động từ 30cm – 50 cm.

Bộ ray trượt cửa lùa giảm chấn
Bộ ray trượt cửa lùa giảm chấn

Ray trượt giảm chấn âm được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao, không lộ các khuyết điểm kim khí, đồng thời giúp cửa di chuyển nhẹ nhàng. Với khả năng chịu trọng tải lên đến 35kg – 40kg, loại ray này phù hợp với nhiều không gian. Tuy nhiên, việc lắp đặt ray trượt giảm chấn âm yêu cầu độ chính xác cao và quy trình thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận.

Bộ ray trượt cửa lùa giảm chấn 2 đầu
Bộ ray trượt cửa lùa giảm chấn 2 đầu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thay bánh xe cửa lùa nhôm nhanh và chính xác

2.2 Kích thước ray trượt cửa lùa nhôm

Ray trượt cửa lùa nhôm thường được sử dụng cho các hệ thống cửa có thiết kế hiện đại và yêu cầu độ bền cao. Kích thước của loại ray này khá đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và trọng lượng cánh cửa. Thông thường, ray cửa lùa nhôm có chiều dài từ 1m đến 3m, với chiều rộng từ 30mm đến 70mm, tùy vào từng loại cửa và yêu cầu lắp đặt.

Tuy bản lề nhôm có mức chịu tải khá lớn nhưng vẫn sẽ dễ bị cong vênh hoặc hư hỏng nếu chịu tác động lực quá mạnh. Loại bản lề này không phù hợp cho những cánh cửa quá nặng.

Kích thước ray trượt cửa lùa nhôm
Kích thước ray trượt cửa lùa nhôm

2.3 Kích thước ray trượt cửa lùa thép

Ray trượt cửa lùa thép là loại ray có độ bền cao, chịu lực tốt. Thường được sử dụng cho các hệ thống cửa sắt, cửa thép hay các cánh cửa có kích thước lớn.

Kích thước của ray trượt cửa lùa thép thường có chiều dài từ 1m đến 4m và chiều rộng khoảng 40mm đến 100mm. Các ray này có thể chịu trọng tải lên đến 100kg, thậm chí hơn, tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng.

Một số kích thước tiêu chuẩn cho ray trượt cửa lùa thép bao gồm:

  • Ray 1m: Phù hợp với cửa lùa nhỏ, nhẹ, cụ thể là các không gian hẹp như phòng tắm, kho chứa.
  • Ray 2m – 3m: Thường được sử dụng cho cửa lùa có kích thước trung bình, với khả năng chịu trọng tải từ 40kg đến 70kg.
  • Ray 4m: Dành cho cửa lùa lớn, yêu cầu sức chịu đựng cao và thường gặp trong các công trình như nhà xưởng, kho bãi.
Kích thước ray trượt cửa lùa thép
Kích thước ray trượt cửa lùa thép

2.4 Kích thước ray treo cửa lùa

Ray treo cửa lùa được lắp đặt trên tường hoặc trần nhà, phù hợp với nhiều loại cửa và không gian khác nhau. Với thiết kế đơn giản và dễ dàng lắp đặt, loại ray này rất được ưa chuộng trong các không gian hiện đại, giúp tiết kiệm diện tích và tạo sự thông thoáng. Một ưu điểm nổi bật của ray treo là khả năng tích hợp thêm thanh giảm chấn, giúp cửa đóng mở nhẹ nhàng và không gây tiếng ồn, mang lại trải nghiệm sử dụng thoải mái.

Kích thước của ray treo cửa lùa thường có chiều dài từ 1m đến 4m, chiều rộng dao động từ 50mm đến 100mm, tùy thuộc vào trọng lượng và kích thước của cánh cửa. Đặc biệt, ray treo có khả năng chịu trọng tải từ 30kg đến 150kg, phù hợp với cả các loại cửa lớn.

Kích thước của ray treo cửa lùa thường có chiều dài từ 1m đến 4m
Kích thước của ray treo cửa lùa thường có chiều dài từ 1m đến 4m

>>> Xem thêm: 101 Mẫu các loại cửa lùa đẹp xu hướng mới nhất 2025

2.5 Kích thước ray treo cửa lùa đồng bộ

Ray treo cửa lùa đồng bộ là hệ thống ray được thiết kế để nhiều cánh cửa có thể trượt cùng lúc trên cùng một đường ray, giúp tạo nên một không gian mở gọn gàng và tiện lợi. Loại ray này thường được sử dụng trong các thiết kế tủ quần áo, tủ bếp, hoặc các hệ thống cửa phân chia không gian. Với khả năng lắp đặt đồng bộ, ray treo giúp cửa hoạt động linh hoạt, nhẹ nhàng và dễ dàng đóng mở mà không gây tiếng ồn.

Kích thước của ray treo cửa lùa đồng bộ rất đa dạng, tùy thuộc vào số lượng cánh cửa và không gian sử dụng. Một số kích thước phổ biến bao gồm:

  • Chiều dài ray: Dao động từ 1m đến 4m, có thể cắt ngắn hoặc nối dài tùy theo yêu cầu của từng công trình.
  • Chiều rộng ray: Thường từ 50mm đến 120mm.
  • Trọng tải: Ray treo cửa lùa đồng bộ có thể chịu trọng tải từ 30kg đến 100kg. 

Tuy nhiên, nhược điểm là hệ thống ray đồng bộ có giá thành cao. Và, khi một cánh cửa bị hỏng, sẽ cần tháo rời toàn bộ cửa để sửa chữa. Điều này gây bất tiện và tốn thời gian khi thực hiện.

Ray trượt đồng bộ có giá thành cao
Ray trượt đồng bộ có giá thành cao

2.6 Kích thước ray trượt cửa xếp

Ray trượt cửa lùa xếp là loại ray được thiết kế đặc biệt cho phép các cánh cửa xếp gọn lại vào một bên, giúp tiết kiệm không gian và tạo sự thông thoáng cho các khu vực như cửa sổ, cửa ban công, hay vách ngăn phòng. Kích thước ray trượt cửa lùa xếp như sau:

  • Chiều dài ray: Thường có chiều dài dao động từ 1m đến 4m.
  • Chiều rộng ray: Được thiết kế từ 50mm đến 100mm.
  • Trọng tải: Các ray trượt cửa lùa xếp có thể chịu trọng tải từ 40kg đến 150kg mỗi cánh cửa, giúp phù hợp với nhiều loại cửa và vật liệu khác nhau.

Ray trượt cửa lùa xếp có thể được lắp đặt ở cả cửa sổ, cửa ban công hay vách ngăn phòng để tạo không gian mở rộng hoặc đóng lại một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại ray trượt này là có giá thành cao hơn so với các loại truyền thống. Quá trình lắp đặt đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao mới có thể đảm bảo sự an toàn khi sử dụng.

>>> Xem thêm: 101+ mẫu cửa lùa gỗ đẹp, giá tốt xu hướng mới nhất 2025

2.7 Kích thước ray trượt cửa lùa tự động

Ray trượt cửa lùa tự động là hệ thống hiện đại, tích hợp động cơ và cảm biến, giúp cửa tự động mở và đóng mà không cần nhờ đến thao tác trực tiếp của người dùng. Với tính năng tiện lợi này, loại ray trượt phù hợp cho các không gian như cửa chính, trung tâm thương mại, văn phòng hay khách sạn.

Kích thước ray trượt cửa lùa tự động như sau:

  • Chiều dài ray: Ray trượt cửa lùa tự động có chiều dài thường dao động từ 1,5m đến 5m. Kích thước bản lề có thể được điều chỉnh để phù hợp với không gian thực tế.
  • Chiều rộng ray: Chiều rộng của ray từ 100mm đến 150mm, giúp chứa động cơ và các thiết bị điện tử, đảm bảo cửa hoạt động mượt mà.
  • Trọng tải: Các ray trượt cửa lùa tự động có khả năng chịu trọng tải từ 60kg đến 200kg mỗi cánh cửa.

Tuy nhiên, để bản lề hoạt động trơn tru bạn cần kiểm tra và sửa chữa định định kỳ. Giá thành của loại bản lề này cũng khá cao, sẽ tốn chi phí đầu khá lớn.

Ray trượt cửa lùa tự động chịu được trọng tải lớn
Ray trượt cửa lùa tự động chịu được trọng tải lớn

2.8 Kích thước ray cửa lùa loại chữ U

Ray trượt cửa lùa chữ U là được sử dụng phổ biến vì thiết kế đơn giản và chất liệu bền bỉ, phù hợp lắp đặt cho nhiều loại cửa khác nhau. Ray này có thể làm từ các chất liệu như thép không gỉ, nhôm hoặc hợp kim giúp đảm bảo độ bền và tính ổn định trong quá trình sử dụng. 

Kích thước ray trượt cửa lùa chữ U:

  • Chiều dài ray: Thường dao động từ 1m đến 3m, nhưng cũng có thể được cắt ngắn hoặc nối dài tùy theo yêu cầu của không gian sử dụng.
  • Chiều rộng ray: Kích thước chiều rộng của ray thường vào khoảng 40mm đến 60mm. Dễ dàng chứa các bánh xe và các bộ phận khác của hệ thống cửa.
  • Trọng tải: Ray trượt cửa lùa chữ U có khả năng chịu trọng tải từ 25kg đến 50kg mỗi cánh cửa.

Tuy ray trượt cửa lùa chữ U có điểm nổi bật là dễ sử dụng và tính ứng dụng cao nhưng nhược điểm là loại ray này sẽ bị mài mòn, giảm độ êm ái sau thời gian dài sử dụng. 

Ray trượt cửa lùa chữ U có điểm nổi bật là dễ sử dụng
Ray trượt cửa lùa chữ U có điểm nổi bật là dễ sử dụng

3. Tiêu chí lựa chọn kích thước ray trượt cửa lùa phù hợp

Lựa chọn kích thước ray trượt cửa lùa không chỉ ảnh hưởng đến độ bền mà còn quyết định sự an toàn và tiện lợi trong sử dụng. Dưới đây là các tiêu chí cần lưu ý khi chọn kích thước ray trượt phù hợp.

3.1 Kích thước cánh cửa

Khi mua ray trượt, bạn cần chọn kích thước bản lề bằng 1.5 lần chiều rộng cánh cửa. Ví dụ: Cánh cửa rộng 1.2m nên chọn ray dài khoảng 1.8m để đảm bảo cửa trượt đủ hành trình và không va chạm khi đóng mở.

Tuy nhiên, đối với cửa âm tường hoặc cửa lùa gấp, chiều dài ray cần được tính toán vừa đủ để không lộ ra bên ngoài, tránh gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp này, độ dài của ray thường chỉ lớn hơn cánh cửa 20% – 30%, hoặc được thiết kế ngắn hơn và giấu hoàn toàn trong.

Khi mua ray trượt, bạn cần chọn kích thước bản lề bằng 1.5 lần chiều rộng cánh cửa
Khi mua ray trượt, bạn cần chọn kích thước bản lề bằng 1.5 lần chiều rộng cánh cửa

3.2 Trọng lượng cánh cửa

Ray trượt cần chịu được trọng lượng cánh cửa để đảm bảo cửa chuyển động an toàn và êm ái. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số thông tin sau để chọn kích thước bản lề đúng:

  • Cửa nhẹ (<50kg): Dùng ray dày từ 1.5mm – 2.5mm.
  • Cửa trung bình (50kg – 100kg): Chọn ray dày 3mm – 4mm.
  • Cửa nặng (>100kg): Sử dụng ray dày từ 5mm trở lên, có gờ chịu lực.
Ray trượt cần chịu được trọng lượng cánh cửa để đảm bảo an toàn
Ray trượt cần chịu được trọng lượng cánh cửa để đảm bảo an toàn

3.3 Chất liệu của ray trượt

Chất liệu ray trượt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền của sản phẩm. Nhôm hợp kim là lựa chọn phổ biến cho cửa lùa trong nhà nhờ trọng lượng nhẹ, không bị gỉ và thiết kế đẹp. 

Nếu cần ray trượt chịu lực tốt, thép sơn tĩnh điện là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Chất liệu này bền bỉ, chống cong vênh và thích hợp cho cửa ngoài trời. Nhược điểm là dễ trầy xước gây mất thẩm mỹ. 

Với không gian ẩm ướt như nhà tắm, ray inox là lựa chọn phù hợp nhờ khả năng chống rỉ sét và độ bền cao. Tuy nhiên, inox có giá thành cao và trọng lượng nặng, có thể không phù hợp với một số đối tượng.

3.4 Không gian lắp đặt

Khi chọn mua bản lề, bạn cần chọn kích thước phù hợp với không gian sẽ lắp đặt. Cụ thể như sau:

  • Diện tích không gian:

Với không gian nhỏ như phòng ngủ, phòng tắm, nên chọn ray trượt có chiều dài từ 1m đến 2m. Điều này giúp bạn tiết kiệm diện tích mà không làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của cửa.

Với không gian lớn, như phòng khách hay cửa đi chính, ray dài từ 2m đến 3m sẽ giúp cửa vận hành trơn tru, tạo không gian mở rộng, thoáng đãng.

  • Vị trí lắp đặt:

Bạn có thể lắp đặt ray trượt cửa lùa ở các vị trí sau:

Cửa trong nhà: Khi lắp ray âm tường, cần tính toán độ sâu của tường, thường là từ 50mm đến 70mm, để lắp vừa ray và giữ được tính thẩm mỹ.

Cửa ngoài trời: Ray nổi bằng thép hoặc inox sẽ phù hợp hơn, với chiều dài từ 2m đến 3m và chịu được lực tác động từ môi trường. Ray thép sơn tĩnh điện có thể có độ dày từ 1mm đến 3mm để chống chịu va đập, oxi hóa.

Bạn có thể lắp đặt ray trượt cửa lùa ở các loại cửa trong nhà, cửa ngoài trời
Bạn có thể lắp đặt ray trượt cửa lùa ở các loại cửa trong nhà, cửa ngoài trời
  • Chiều cao và khoảng cách:

Hãy đo khoảng cách từ mặt đất đến vị trí lắp ray để chọn chiều cao thích hợp, đảm bảo cửa lùa không chạm đất hoặc bị vướng. Chiều cao của ray thường dao động từ 50mm đến 80mm tùy vào kích thước cửa.

Cân nhắc các yếu tố này sẽ giúp bạn lựa chọn được ray trượt có kích thước phù hợp, vừa tiết kiệm diện tích, lại đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả khi sử dụng.

4. Cách đo và chọn kích thước ray trượt cửa lùa

Để đo và chọn kích thước ray trượt cửa lùa phù hợp, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Đo chiều dài cửa:

Đầu tiên, bạn cần đo chiều dài của cửa lùa. Đo từ mép bên này đến mép bên kia của cửa, sau đó cộng thêm ít nhất 10cm – 15cm vào mỗi bên ray để cửa có không gian trượt dễ dàng. Ví dụ, nếu cửa rộng 1m, bạn nên chọn ray có chiều dài khoảng 1,2m.

  • Đo chiều cao cửa:

Tiếp theo, đo chiều cao của cửa từ mặt đất lên đến vị trí bạn muốn lắp đặt ray. Chiều cao của ray trượt sẽ quyết định chiều cao của cửa khi mở ra. Chọn ray có chiều cao phù hợp, thường dao động từ 50mm đến 80mm tùy vào thiết kế cửa.

  • Độ dày của ray:

Ray trượt có độ dày từ 1mm đến 3mm sẽ đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, bạn không nên chọn ray quá dày để tránh chiếm nhiều không gian và làm mất thẩm mỹ của cửa. Ray có độ dày khoảng 2mm là phù hợp cho hầu hết các cửa lùa.

Lựa chọn ray trượt có độ dày từ 1mm đến 3mm sẽ đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt
Lựa chọn ray trượt có độ dày từ 1mm đến 3mm sẽ đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt

Bài viết liên quan:

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các kích thước ray trượt cửa lùa. Việc lựa chọn kích thước ray trượt phù hợp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian mà còn giúp cửa hoạt động êm ái, bền bỉ. Duraval hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lựa chọn kích thước sản phẩm phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

101+ Mẫu tủ bếp góc xéo thông minh, tối ưu diện tích bếp

Tủ bếp góc xéo đang trở thành xu hướng lựa chọn hàng đầu cho những không gian bếp hiện đại, giúp tận dụng tối đa diện tích hiệu quả. Với thiết kế linh hoạt và đa dạng, mẫu tủ bếp này giúp tận dụng được các góc khó tận dụng, tạo nên điểm nhấn thẩm…

Tư vấn kích thước bàn đảo bếp tiêu chuẩn, đảm bảo tiện nghi

Kích thước bàn đảo bếp phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, từ chế biến thực phẩm đến nấu nướng, ăn uống và lưu trữ. Bài viết này của Duraval sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết…

Báo giá tủ bếp nhựa Picomat cao cấp bền đẹp 2025

Tủ bếp nhựa Picomat​ sở hữu khả năng chống nước, chống ẩm và chống mối mọt tốt. Không chỉ bền bỉ với thời gian, tủ bếp Picomat​ còn mang lại vẻ đẹp sang trọng, dễ dàng vệ sinh, giúp không gian bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng. Cùng khám phá những lý do tại…

101+ Mẫu vách ngăn phòng khách và bếp đẹp hiện đại 2025

Vách ngăn phòng khách và bếp không chỉ giúp phân tách rõ ràng hai khu vực mà còn tạo sự riêng tư, giữ cho không gian luôn thông thoáng và thoải mái. Bài viết dưới đây của Duraval sẽ giới thiệu các loại vách ngăn bếp và phòng khách phổ biến, ưu nhược điểm của…