Kích thước bàn đảo bếp phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, từ chế biến thực phẩm đến nấu nướng, ăn uống và lưu trữ. Bài viết này của Duraval sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách xác định kích thước bàn đảo chuẩn, góp phần mang lại một không gian bếp vừa đẹp mắt, vừa tiện ích.
Nội dung bài viết
1. Tư vấn kích thước bàn đảo bếp theo tiêu chuẩn hiện nay
1.1. Chiều cao bàn đảo bếp
Bàn đảo bếp được thiết kế với chiều cao từ 85 – 90cm (bao gồm cả độ dày mặt đá), ngang bằng với chiều cao tiêu chuẩn của kệ bếp. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn điều chỉnh kích thước bàn đảo bếp đảm bảo phù hợp với nhu cầu và thói quen sinh hoạt của gia đình.

1.2. Chiều sâu bàn đảo
Theo tiêu chuẩn, chiều sâu bàn đảo bếp thường dao động từ 60 cm – 90 cm. Với kích thước này, bạn có thể dễ dàng bố trí bồn rửa, bếp nấu cùng nhiều vật dụng nhà bếp cần thiết, đồng thời vẫn duy trì một không gian làm việc rộng rãi và thuận tiện.
1.3. Chiều dài bàn đảo
Chiều dài của bàn đảo không cố định mà sẽ thay đổi tuỳ theo diện tích phòng bếp và mục đích sử dụng. Các yếu tố như số lượng thành viên trong gia đình, mục đích sử dụng (chế biến, ăn uống hay lưu trữ) và diện tích không gian bếp ảnh hưởng đến việc thiết kế chiều dài của bàn đảo. Thông thường, chiều dài tiêu chuẩn của đảo bếp sẽ dao động từ 1,2m đến 2,4m.
Với các gia đình Việt, bàn đảo bếp có chiều dài khoảng 1,5m – 1,8m là lựa chọn phổ biến. Kích thước này vừa đủ để bố trí khu vực chế biến thực phẩm đồng thời vẫn tạo ra không gian cho vài người ngồi ăn thoải mái.
1.4. Khoảng cách với các phụ kiện bếp
Khoảng cách lý tưởng giữa bếp đảo và tủ bếp nên duy trì trong khoảng từ 120 – 150cm. Khoảng trống này đủ rộng để việc di chuyển và thực hiện thao tác trong bếp diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Với khoảng cách này ngay cả khi có thêm một người cùng đứng nấu không gian bếp vẫn thông thoáng và thoải mái, không gây cảm giác chật chội.

2. Kích thước 1 số loại bàn đảo bếp phổ biến
2.1. Kích thước bàn đảo có chậu rửa
Bàn đảo kết hợp chậu rửa thường được thiết kế với chiều cao dao động từ 80 – 88cm, đảm bảo thuận tiện thực hiện các thao tác và sử dụng. Chiều dài và chiều rộng của bàn đảo vẫn tuân theo các kích thước tiêu chuẩn chung.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý kích thước chậu rửa cần được thiết kế nhỏ hơn chiều rộng bàn đảo, để tránh tình trạng nước bắn ra ngoài, giữ cho không gian bếp luôn khô ráo và sạch sẽ.

2.2. Kích thước bàn đảo kết hợp bàn ăn
Kiểu thiết kế bàn đảo kết hợp bàn ăn đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình yêu thích. Với kiểu thiết kế thông minh này, một bên đảo bếp sẽ bố trí bếp nấu để thuận tiện cho việc nấu ăn, phần còn lại được tận dụng làm khu vực ăn uống với thiết kế ngăn chứa nhỏ và ghế ngồi tương tự như bàn ăn truyền thống.
Kích thước bàn đảo bếp kết hợp bàn ăn cụ thể như sau:
- Chiều cao: Với thiết kế này, bàn đảo bếp thường có chiều cao từ 86 – 100cm để dễ dàng bố trí ghế ngồi mà vẫn đảm bảo sự cân đối và thoải mái.
- Chiều dài: Chiều dài thường không có giới hạn, hoàn toàn linh hoạt theo sở thích và diện tích thực tế của căn bếp.
- Chiều sâu: Bề mặt bản đảo có thể tăng thêm khoảng 70cm, tạo không gian thoải mái để nấu nướng.

2.3. Kích thước bàn đảo kết hợp quầy bar
Bàn đảo kèm quầy bar được nhiều gia đình ưa chuộng tạo nên không gian bếp ấn tượng và hiện đại. Với kiểu thiết kế này chỉ có khác biệt về chiều cao so với kích thước chung. Thông thường phần quầy bả sẽ được thiết kế cao hơn phần đảo bếp từ 20 – 30cm, giúp phân tách từng khu vực chức năng một cách rõ ràng, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho gian bếp.
3. Lý do cần lựa chọn kích thước bàn đảo phù hợp
Việc lựa chọn kích thước phù hợp cho bàn đảo bếp mang lại nhiều lợi ích:
- Tối ưu hóa không gian bếp: Việc chọn kích thước phù hợp giúp bạn tận dụng tối đa diện tích không gian, đặc biệt quan trọng với những căn bếp có diện tích nhỏ, giúp tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát.

- Tạo sự thoải mái khi sử dụng: Một bàn đảo bếp có kích thước hợp lý mang đến không gian làm việc thoải mái, giúp việc chế biến, nấu nướng và dọn dẹp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp: Kích thước phù hợp cũng góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho căn bếp, tạo điểm nhấn hài hòa và sự sang trọng trong không gian sống.
- Hỗ trợ thực hiện nhiều chức năng khác nhau: Bàn đảo bếp có thể tích hợp nhiều chức năng khác nhau như chế biến thực phẩm, rửa chén, lưu trữ, hoặc làm khu vực ăn uống, giúp gia chủ tiết kiệm thời gian và không gian.
- Tăng tính an toàn: Việc chọn đúng kích thước còn giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh tình trạng không gian quá chật hẹp hoặc quá rộng, gây bất tiện và dễ xảy ra sự cố.
4. Lưu ý khi chọn kích thước bàn đảo bếp
Để đảm bảo sự tiện nghi và tính thẩm mỹ cho gian bếp, khi thiết kế kích thước bàn đảo, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Đặt đảo bếp ở vị trí trung tâm: Đảo bếp nên được đặt ở vị trí giữa, cân đối với tổng thể không gian phòng bếp, tạo sự hài hòa và dễ dàng tiếp cận từ mọi phía.
- Khoảng cách với các khu vực xung quanh: Khoảng cách tối thiểu giữa đảo bếp và các khu vực như tủ bếp, bếp nấu nên là 1m, để đảm bảo không gian di chuyển thuận tiện và không bị chật chội.

- Tránh đặt đảo bếp quá gần các thiết bị tích hợp: Không đặt đảo bếp quá gần các thiết bị như tủ bếp, lò nướng, máy rửa chén vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở cửa tủ và sử dụng các thiết bị này một cách thoải mái.
- Không nên đặt đảo bếp quá xa: Nếu đặt đảo bếp quá xa các khu vực khác trong bếp sẽ khiến việc di chuyển trở nên bất tiện và tốn thời gian.
- Kích thước đảo bếp khi tích hợp bàn ăn: Nếu gia đình muốn tích hợp bàn ăn với đảo bếp, chiều dài đảo bếp nên dao động từ 1,2m – 1,3m để đảm bảo đủ không gian cho việc sử dụng hàng ngày.
- Độ sâu của tủ dưới đảo bếp: Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ, độ sâu của tủ dưới đảo bếp cần tối thiểu là 40cm, đảm bảo đủ diện tích để chứa đồ đạc cần thiết.
Tóm lại, việc lựa chọn kích thước bàn đảo bếp phù hợp là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một không gian bếp tiện nghi, hiện đại và thẩm mỹ. Hy vọng với những thông tin mà Duraval cung cấp sẽ giúp bạn lựa chọn bàn đảo bếp có kích thước chuẩn, giúp tối ưu hóa diện tích và nâng cao trải nghiệm sử dụng trong các hoạt động nấu nướng, ăn uống.