Gia vị có nguồn gốc thực vật từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều nước trên thế giới. Chúng không chỉ làm phong phú hương vị cho các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về các loại gia vị này trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1. Gia vị có nguồn gốc thực vật là gì?
Gia vị có nguồn gốc thực vật là những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên. Những gia vị này được sử dụng để làm tăng thêm màu sắc, hương vị, giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Gia vị có nguồn gốc thực vật gồm đa dạng các loại khác nhau như dạng lá, dạng quả, dạng hạt… Tùy theo từng món, từng khẩu vị và từng nguyên liệu mà bạn lựa chọn sử dụng gia vị phù hợp.
Việc sử dụng gia vị đúng cách có thể điều hoà nguyên lý tương sinh và âm dương, mang lại lợi ích đặc biệt cho sức khỏe. Sự kết hợp hợp lý không chỉ giúp bữa ăn trở nên hấp dẫn mà còn tăng cường giá trị dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

>>> Xem thêm: Giá gia vị, kệ để gia vị nhà bếp thông minh inox 304 cao cấp
2. 5 nhóm gia vị có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe
Hiện nay, có rất nhiều loại gia vị có nguồn gốc thực vật được sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày. Cụ thể bao gồm các loại gia vị sau:
2.1. Gia vị có nguồn gốc thực vật từ các loại lá cây
Ở dạng lá bao gồm một số gia vị được dùng phổ biến như hành hoa, rau răm, hẹ, húng thơm, húng quế, mùi tàu, tía tô, thì là, nguyệt quế, kinh giới, lá chanh, lá ổi, cần tây, tỏi tây, lá lốt, lá gừng, lá bưởi, lá dứa…
Tất cả các gia vị này đều có hương vị riêng biệt. Khi được kết hợp khéo léo sẽ giúp món ăn trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn. Bên cạnh việc làm tăng hương vị món ăn, các loại gia vị này còn rất tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hoá khi sử dụng đúng cách.
2.2. Gia vị nguồn gốc thực vật dạng hạt
Các loại gia vị nguồn gốc thực vật dạng hạt như hạt tiêu, hạt đồi, hạt mắc khén… Các loại hạt này được sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn như:
- Hạt tiêu: Có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng trong hầu hết tất cả các món ăn của người Việt
- Hạt dổi: Là loại gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, được sử dụng để tẩm ướp các món ăn, giúp tăng hương vị cho món ăn.
- Hạt mắc khén: Có mùi thơm từ lượng tinh dầu tự nhiên trong hạt. Đây cũng là gia vị thường được sử dụng trong món ăn của người Tây Bắc.
>>> Xem thêm: Các loại gia vị nấu ăn cần thiết trong căn bếp Việt Nam
2.3. Gia tự có từ thực vật dạng củ
Các loại củ gồm: Gừng, tỏi, sả, riềng, hành tây, hành củ, nghệ, củ kiệu…Tất cả các loại củ này đều được sử dụng để chế biến làm gia vị cho thức ăn.
- Củ hành, củ tỏi, củ kiệu thường được băm hoặc giã nhuyễn rồi phi thơm để tạo mùi cho món ăn.
- Gừng và riềng có tính ấm, vị cay nồng, thường được dùng để tẩm ướp. Ngoài ra, củ gừng còn được kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn để trung hoà hệ tiêu hoá, hạn chế đau bụng.
2.4. Gia vị thực vật tự nhiên từ các loại quả
Gia vị có nguồn gốc thực vật dạng quả như: Chanh, ớt, bưởi, dứa xanh, chuối xanh, thảo quả, khế chua, quả sấu…
- Quả ớt: Có vị cay nồng, thường được thêm vào món ăn để kích thích vị giác, giúp món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn.
- Quả chanh, sấu, khế: Có vị chua, thường được sử dụng để nấu canh, làm các món gỏi. Vị chua của các loại quả này sẽ làm cho món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.
2.5. Gia vị thảo mộc tự nhiên
Gia vị thảo mộc thường là rễ cây, thân cây như quế, đinh hương, hương thảo, hạt hồi, cam thảo…Mỗi loại thảo mộc đều có hương vị đặc trưng riêng. Khi sử dụng chúng sẽ tạo vị thơm ngon và hấp dẫn cho món ăn.
Bên cạnh được sử dụng để chế biến món ăn, quế và cam thảo còn được sử dụng trong chế biến các loại đồ uống nhằm tạo điểm nhấn cho thức uống.

3. Lợi ích khi sử dụng gia vị có nguồn gốc thực vật
Gia vị thực vật đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
- Tăng hương vị và màu sắc món ăn: Gia vị thực vật giúp làm phòng phú thêm hương vị của món ăn mà bạn không cần phải sử dụng thêm muối hoặc đường.
- Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Các gia vị có nguồn gốc thực vật cũng có thể hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Các gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, thì là, hạt tiêu có tác dụng kích thích tiêu hoá, giúp giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu, cải thiện sức khỏe đường ruột.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các gia vị như tỏi, ớt có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
>>> Xem thêm: Kích thước giá gia vị tủ bếp inox tiêu chuẩn mới nhất 2024
4.Cách sử dụng gia vị có nguồn gốc thực vật tốt nhất
Bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc say để sử dụng gia vị từ thực vật một cách hiệu quả:
- Sử dụng đúng loại gia vị: Mỗi loại gia vị đều phù hợp với các loại thức ăn khác nhau. Vì vậy, bạn cần lựa chọn loại gia vị phù hợp để tạo điểm nhấn và tăng hương vị cho món ăn.
- Sử dụng đúng liều lượng: Việc sử dụng quá nhiều gia vị trong một món ăn cũng không tốt. Bạn cần điều chỉnh lượng gia vị phù hợp để tạo sự hài hoà và lôi cuốn cho món ăn.
- Bảo quản đúng cách: Gia vị tươi sẽ mang đến hương vị tuyệt vời cho món ăn. Vì vậy, bạn cần bảo quản gia vị ở nơi khô ráo, thoáng mát, để tránh bị hư hỏng. Sử dụng giá gia vị hiện đại âm tủ bếp để bảo quản là tìm kiếm dễ dàng.

Bài viết liên quan:
- Giá gia vị thương hiệu nào tốt? Top 5 thương hiệu hàng đầu
- Hướng dẫn cách lắp giá gia vị Duraval chi tiết tại nhà
- Bỏ túi 11 kinh nghiệm mua giá gia vị tủ bếp tối ưu
- Mẹo 14 cách sắp xếp gia vị trong bếp gọn gàng, dễ tìm
Trên đây là những thông tin chi tiết về lợi ích, cách sử dụng gia vị có nguồn gốc từ thực vật mà Duraval cung cấp cho bạn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn tạo ra những món ăn ngon cùng với gia vị thực vật.