Cửa lùa là gì? Ưu nhược điểm và các mẫu cửa lùa đẹp

5/5 - (1 bình chọn)

Với thiết kế hiện đại và khả năng tiết kiệm không gian, cửa lùa ngày càng được ưa chuộng trong nhiều không gian sống và làm việc. Bài viết dưới đây của Duraval sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của cửa lùa và các mẫu cửa đẹp hiện đại nhất.

1. Cửa lùa là gì?

Cửa lùa hay còn gọi là cửa trượt là dạng cửa có thiết kế được mở bằng cách trượt các cánh cửa trên ray cửa. Đối với loại cửa này, bạn không cần đẩy cửa về phía trước mà chỉ cần dùng lực nhẹ đẩy cánh cửa trượt theo hướng ngang một cách dễ dàng và thuận tiện. 

Một bộ cửa hoàn chỉnh có thể có từ một sến ba ray trượt, từ hai đến sáu cánh cửa và mở được 1/2 đến 2/3 diện tích. Vì vậy, loại cửa này được lắp đặt cho những không gian muốn tiết kiệm diện tích.

Tìm hiểu về cửa lùa
Tìm hiểu về cửa lùa

>>> Xem thêm: 101 Mẫu các loại cửa lùa đẹp xu hướng mới nhất 2025

2. Ưu và nhược điểm khi sử dụng cửa lùa

2.1. Ưu điểm của cửa lùa

  • Tiết kiệm không gian: Cửa lùa hoạt động bằng cách trượt tay ngang trên ray, không cần không gian phía trước để mở như cửa bản lề truyền thống, giúp tận dụng tối đa diện tích, đặc biệt là ở trong những không gian nhỏ hẹp như cửa căn hộ, phòng tắm, văn phòng. Cửa lùa còn giúp bố trí nội thất dễ dàng hơn mà không lo vướng khi mở cửa.
  • Thẩm mỹ hiện đại: Với thiết kế đơn giản, cửa lùa mang đến sự hiện đại và tinh tế cho không gian sống. Loại cửa này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kính, nhôm, gỗ, dễ dàng phù hợp với nhiều phong cách trang trí nội thất khác nhau từ cổ điển đến hiện đại.
  • An toàn, dễ sử dụng: Do cửa lùa hoạt động theo nguyên tắc trượt ngang thay vì mở ra ngoài nên giúp giảm nguy cơ va chạm, đặc biệt là trong khu vực có trẻ em hoặc người lớn tuổi. Bên cạnh đó, cửa lùa được thiết kế với cơ chế chịu lực tốt, đảm bảo hoạt động êm ái và bền bỉ trong thời gian dài.
  • Đa dạng ứng dụng: Cửa lùa được dùng để lắp đặt cho nhiều không gian khác nhau như cửa sổ, cửa ra vào, các vách ngăn trong nhà.  
Ưu điểm của việc sử dụng cửa lùa
Ưu điểm của việc sử dụng cửa lùa

2.2. Nhược điểm của cửa lùa

  • Khó vệ sinh ray trượt: Hệ thống ray trượt thường dễ tích tụ bụi bẩn, gây cản trở chuyển động của cửa. Việc làm sạch các rãnh ray có thể mất thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt kém: So với cửa bản lề truyền thống, cửa lùa thường không khít hoàn toàn, dẫn đến hiệu quả cách âm và cách nhiệt không cao.
  • Yêu cầu bảo trì thường xuyên: Ray trượt, bánh xe và các phụ kiện khác cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động mượt mà. Nếu không được chăm sóc, cửa có thể gặp vấn đề như kẹt, khó trượt hoặc phát ra tiếng ồn.
  • Chi phí lắp đặt cao hơn: So với cửa bản lề thông thường, cửa lùa có thể đòi hỏi chi phí cao hơn do cần phụ kiện đặc thù như ray trượt, bánh xe, hoặc hệ thống giảm chấn.
  • Không an toàn cho trẻ nhỏ: Trẻ em có thể dễ dàng nghịch ray hoặc bị kẹt tay trong quá trình đóng/mở cửa, nếu không được giám sát kỹ.

>>> Xem thêm: 101+ mẫu cửa lùa gỗ đẹp, giá tốt xu hướng mới nhất

3. Cấu tạo cửa lùa chi tiết

Cấu tạo của cửa lùa thường gồm 2 bộ phận chính là phần cố định và phần trượt di động. Tuy nhiên, theo tổng quát thì cửa trượt có cấu tạo gồm 3 phần chính:

Phần khung cửa: Khung cửa là phần bao quanh và giữ các bộ phận khác của cửa. Nó thường được làm từ các vật liệu chắc chắn như nhôm, thép, gỗ, nhựa, kính cường lực. Khung cửa bao gồm: Khung bao ngoài giúp tạo hình dạng và cấu trúc của cửa, đảm bảo sự chắc chắn. Khung bên trong giúp giữ các bộ phận khác của cửa và có thể chứa các bộ phụ kiện đi kèm.

Phần mặt cánh cửa: Mặt cánh cửa là phần chính của cửa, có chức năng che chắn không gian bên trong. Tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng (như kính, nhôm, gỗ, hoặc composite), mặt cánh có thể được thiết kế với các tính năng riêng biệt.

Bộ phụ kiện cửa lùa:

  • Ray trượt: Là thành phần giúp dẫn hướng cho cửa di chuyển. Bộ phận này làm bằng kim loại nhôm hoặc thép không gỉ, được gắn cố định vào khung hoặc tường nhà, mang lại sự bền bỉ, khả năng chịu lực cao. Ray trượt giúp phân bổ trọng lượng của cửa và giữ cho cửa hoạt động ổn định.
  • Bánh xe trượt: Bộ phận này được lắp ở phía dưới hoặc trên cửa, tuỳ vào từng loại hệ thống ray được sử dụng. Bánh xe thường được làm từ nhựa cứng, kim loại hoặc cao su chịu lực, giúp giảm tiếng ồn và tăng tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống cửa.
  • Khóa cửa: Bao gồm các loại khóa cơ hoặc khóa điện tử để bảo đảm an toàn.
  • Tay nắm: Bộ phận này có thể được làm từ chất liệu nhôm, gỗ, thép không gỉ. Một số loại cửa lùa không cần tay nắm, sử dụng các khe hở hoặc lõm để mở cửa. 
  • Kẹp kính: Là bộ phận giúp cố định và giữ kính chắc chắn trong cánh cửa. Trong cửa lùa kính, kẹp kính có vai trò rất quan trọng trong việc giữ kính không bị rơi ra hoặc lỏng lẻo trong suốt quá trình sử dụng. Kẹp kính thường được làm từ các vật liệu như inox, hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ để đảm bảo độ bền và tính chống ăn mòn
  • Giảm chấn: Là một bộ phận rất quan trọng để giúp cửa trượt không bị va đập mạnh khi đóng hoặc mở. Bộ giảm chấn hoạt động giúp cửa di chuyển êm ái và dừng lại một cách nhẹ nhàng mà không tạo ra tiếng ồn lớn hay gây hư hỏng cho các bộ phận khác.
Cấu tạo cửa lùa cơ bản
Cấu tạo cửa lùa cơ bản

4. Nguyên lý hoạt động của cửa lùa

Cửa lùa hoạt động dựa trên cơ chế trượt ngang trên hệ thống ray thay vì mở xoay như cửa bản lề. Các thành phần chính của cửa lùa như ray trượt, bánh xe và khung cửa, phối hợp với nhau để đảm bảo cánh cửa di chuyển mượt mà, cụ thể:

  • Khi người dùng đẩy hoặc kéo cánh cửa, bánh xe gắn trên cửa sẽ trượt trên hệ thống ray, giúp cửa di chuyển dọc theo chiều dài của ray.
  • Lực tác động từ tay nắm hoặc bề mặt cửa sẽ truyền đến bánh xe, làm chúng di chuyển trên ray trượt.
  • Bánh xe có tác dụng làm giảm độ ma sát giữa cánh cửa và ray trượt, giúp cửa chuyển động mượt mà.
  • Ngoài ra, một số loại cửa lùa có thêm cơ chế giảm chấn, giúp cửa không chịu va đập mạnh khi đóng.

5. 99+ Các loại cửa lùa được sử dụng phổ biến

5.1. Cửa lùa âm tường

Đây là loại nổi bật nhất trong các dòng cửa lùa. Cửa lùa âm tường cũng được đóng mở theo cơ chế đẩy sang ngang, khi mở hoàn toàn, cánh cửa sẽ tạm bị ẩn vào bức tường, biến mất khỏi tầm nhìn của người xem. Cửa lùa âm tường có thể được thiết kế theo 1 canh hoặc 2 cánh, dựa trên nhu cầu và diện tích sử dụng.

Cửa lùa âm tường
Cửa lùa âm tường

>>> Xem thêm: Top 20+ mẫu cửa lùa âm tường đẹp, giá tốt nhất

5.2. Cửa lùa bằng kim loại mặt kính

Cửa lùa làm bằng kim loại được ưa chuộng nhờ vẻ ngoài chắc chắn, mạnh mẽ, giúp căn phòng thêm phần thu hút hơn. Mẫu cửa này có trọng lượng tương đối lớn, mẫu cửa trượt bằng kim loại như cửa sắt, nhôm, thép lùa, phù hợp cho những khách hàng muốn không gian phá cách, hiện đại. Tuy nhiên, mẫu cửa này có nhược điểm là làm tăng tải trọng chịu lực của tường. 

Cửa lùa bằng kim loại mặt kính
Cửa lùa bằng kim loại mặt kính

5.3. Cửa lùa bằng gỗ

Đây là một lựa chọn tối ưu được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Cửa lùa gỗ có thể được lắp đặt trong khoảng trống để ngăn các phòng với nhau. Khi đóng mở không tốn nhiều diện tích tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn. Ngoài ra, chất liệu gỗ còn tô điểm cho không gian thêm sang trọng hơn.

Cửa lùa làm bằng gỗ tự nhiên
Cửa lùa làm bằng gỗ tự nhiên

5.4. Cửa lùa kính cường lực

Đây là loại cửa lùa được làm hoàn toàn từ kính cường lực, có độ dày từ 8mm đến 12mm, không có khung bao quanh.

Cửa lùa kính cường lực
Cửa lùa kính cường lực

5.5. Cửa lùa nhựa

Cửa được làm từ chất liệu composite, kết hợp giữa gỗ và nhựa, mang lại sự bền bỉ và chống nước tốt.

Cửa lùa nhựa giả vân gỗ
Cửa lùa nhựa giả vân gỗ

5.6. Cửa lùa xếp cánh

Là loại cửa có thể xếp gọn lại khi mở, giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Các cánh cửa xếp chồng lên nhau, thường được làm từ nhôm và nhựa.

5.7. Cửa lùa tự động

Loại cửa lùa này còn được gọi là cửa trượt tự động, hoạt động theo cơ chế sử dụng động cơ điện để mở và đóng cửa mà không cần tác động lực từ người sử dụng.

Cửa lùa tự động
Cửa lùa tự động

5.8. Cửa lùa theo số cánh

Cửa lùa 1 cánh có một cách cửa duy nhất trượt sang một bên khi mở. Cửa lùa 2 cánh được thiết kế gồm hai cánh trượt song song trên hệ thống ray, có thể trượt sang hai bên hoặc một bên. Cửa lùa 4 cánh bao gồm 4 cánh cửa trong đó 2 cánh ở giữa có thể trượt vào 2 cánh ở hai bên.

Cửa lùa 1 cánh
Cửa lùa 1 cánh

6. Mua phụ kiện ray trượt cửa lùa chất lượng cao tại Duraval

Duraval là thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các phụ kiện ray trượt cửa lùa chất lượng cao với thiết kế mang lại sự tiện nghi và phong cách hiện đại cho mọi không gian. Các sản phẩm của chúng tôi không chỉ đảm bảo độ bền bỉ, tính năng vượt trội mà còn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ khắt khe nhất.

Lý do nên chọn phụ kiện ray trượt cửa lùa của Duraval:

  • Chất lượng vượt trội: Phụ kiện được sản xuất từ các vật liệu cao cấp như thép không gỉ, hợp kim nhôm, đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn cao. 
  • Đa dạng mẫu mã: Duraval cung cấp nhiều loại ray trượt phù hợp với mọi kích thước và kiểu dáng cửa lùa từ cửa kính, cửa gỗ đến cửa nhôm. Các thiết kế hiện đại, tinh tế, dễ dàng tích hợp vào mọi phong cách nội thất.
  • Tiện ích thông minh: Một số sản phẩm được tích hợp cơ chế giảm chấn, giúp cửa đóng mở nhẹ nhàng, tránh va đập gây tiếng ồn hoặc hư hỏng. Hệ thống lắp đặt đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, Duraval còn cung cấp chính sách bảo hành dài hạn, mang lại sự yên tâm tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm.
Duraval - Chuyên cung cấp phụ kiện ray trượt cửa lùa 
Duraval – Chuyên cung cấp phụ kiện ray trượt cửa lùa

Hãy đến với Duraval để khám phá các giải pháp phụ kiện cửa lùa chất lượng cao, góp phần tạo nên không gian sống và làm việc đẳng cấp!

Bài viết liên quan:

Cửa lùa không chỉ là giải pháp tối ưu hóa không gian mà còn mang lại sự hiện đại và tiện nghi cho mọi công trình. Với cấu tạo đơn giản nhưng linh hoạt, loại cửa này phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Hy vọng qua bài viết của Duraval, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo cửa lùa để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

101+ Mẫu tủ bếp góc xéo thông minh, tối ưu diện tích bếp

Tủ bếp góc xéo đang trở thành xu hướng lựa chọn hàng đầu cho những không gian bếp hiện đại, giúp tận dụng tối đa diện tích hiệu quả. Với thiết kế linh hoạt và đa dạng, mẫu tủ bếp này giúp tận dụng được các góc khó tận dụng, tạo nên điểm nhấn thẩm…

Tư vấn kích thước bàn đảo bếp tiêu chuẩn, đảm bảo tiện nghi

Kích thước bàn đảo bếp phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, từ chế biến thực phẩm đến nấu nướng, ăn uống và lưu trữ. Bài viết này của Duraval sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết…

Báo giá tủ bếp nhựa Picomat cao cấp bền đẹp 2025

Tủ bếp nhựa Picomat​ sở hữu khả năng chống nước, chống ẩm và chống mối mọt tốt. Không chỉ bền bỉ với thời gian, tủ bếp Picomat​ còn mang lại vẻ đẹp sang trọng, dễ dàng vệ sinh, giúp không gian bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng. Cùng khám phá những lý do tại…

101+ Mẫu vách ngăn phòng khách và bếp đẹp hiện đại 2025

Vách ngăn phòng khách và bếp không chỉ giúp phân tách rõ ràng hai khu vực mà còn tạo sự riêng tư, giữ cho không gian luôn thông thoáng và thoải mái. Bài viết dưới đây của Duraval sẽ giới thiệu các loại vách ngăn bếp và phòng khách phổ biến, ưu nhược điểm của…