Công suất bếp từ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nấu nướng và mức độ tiêu thụ điện năng của thiết bị. Việc hiểu rõ về công suất của bếp không chỉ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng mà còn tối ưu hóa thời gian và chi phí trong quá trình sử dụng. Hãy cùng Duraval khám phá những thông tin hữu ích về công suất của bếp từ qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Công suất bếp từ bao nhiêu W?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bếp điện với các mức công suất khác nhau. Sau đây là một số mức công suất bếp từ phổ biến:
1.1. Bếp từ công suất 1000W
Bếp từ đơn thường sẽ hoạt động ở mức công suất 1000W. Vì vậy, quá trình chế biến thức ăn, đun sôi nước sẽ mất một ít thời gian mới có thể làm nóng và sôi nước với dung tích 1 lít. Những bếp từ có mức công suất này thường được sử dụng trong các bữa lẩu nhỏ tại nhà.

1.2. Bếp từ công suất 1200 – 1400W
Một số bếp từ đơn và bếp từ hai vùng nấu có công suất hoạt động là 1200 – 1400W với giá thành rẻ, phải chăng, thuộc dòng sản phẩm tầm trung, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình.
Mặc dù ở một số mẫu bếp từ đôi, mỗi vùng nấu sẽ có mức công suất hoạt động khác nhau tuy nhiên không có nhiều khác biệt so với công suất mức 1000W nhưng với 2 vùng nấu tách biệt sẽ giúp bạn nấu được nhiều món hơn, giúp tiết kiệm thời gian nấu ăn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp bếp từ âm đúng kỹ thuật tại nhà
1.3. Bếp từ công suất 1800W
Mức công suất bếp từ 1800W xuất hiện ở những mẫu bếp từ đôi, được tích hợp trên vùng nấu, hỗ trợ tốt hơn, quá trình đun nấu diễn ra nhanh hơn, tiện lợi hơn.
Đây là mức công suất thường thấy trên những mẫu bếp từ đôi có tầm giá từ 7 đến 15 triệu đồng. So với dòng bếp có công suất 2000W thì giá của các loại bếp từ có công suất 1800W sẽ rẻ hơn vài trăm đến 1 triệu đồng.
1.4. Bếp từ công suất 2000W
Mức công suất bếp từ này xuất hiện ở những mẫu bếp đôi, bếp điện tích hợp nhiều vùng nấu hoặc một số mẫu bếp từ đơn cao cấp. Mức công suất 2000W sẽ giúp bếp từ hoạt động tối ưu, tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình đun nấu với chưa đầy 2 phút và gần như tương đồng với tốc độ của bình đun siêu tốc.

1.5. Bếp từ công suất 2300W
Mức công suất bếp từ này xuất hiện ở những mẫu bếp 3 vùng nấu trở lên, vì đây là mức công suất cao nhất hiện nay, giúp người dùng sử dụng tiện lợi và mượt mà hơn khi đun nấu.
1.6. Công suất bếp từ có chức năng Booster
Nút chức năng Booster chỉ có trên các dòng bếp nhập khẩu thường đạt từ 3000W đến 3200W.
Chức năng Booster trên bếp từ cho phép tăng công suất vượt trội so với mức thông thường, đạt mức gấp 1,3 – 1,5 lần công suất tối đa. Điều này được thực hiện nhờ nguyên lý điều chỉnh mạch công suất, giúp bếp hoạt động mạnh mẽ trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tính năng này đặc biệt hữu ích trong việc rút ngắn thời gian nấu nướng. Booster có thể hoạt động tối đa 10 phút và không nên sử dụng lâu hơn để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Chức năng này phù hợp trong quá trình cần nấu nhanh như đun sôi nước, chiên xào hoặc chế biến các món ăn yêu cầu tốc độ cao.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn, tiết kiệm điện dễ hiểu
2. Vậy bếp từ có tốn điện không?
Theo nhiều nghiên cứu, bếp từ được đánh giá cao hơn và có công suất sử dụng vượt trội so với bếp gas, giúp tiết kiệm cả thời gian nấu nướng và tiết kiệm điện năng, giảm thiểu chi phí tiền điện cho gia đình.
Bếp gas chỉ đạt hiệu suất khoảng 40-60%, phần còn lại bị thất thoát ra môi trường. Khi nấu bằng bếp gas, nhiệt lượng phải làm nóng vùng không khí dưới nồi trước khi truyền đến nồi, gây lãng phí năng lượng. Ngược lại, bếp từ đạt hiệu suất từ 80-90%, giúp hạn chế tối đa thất thoát nhiệt, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường. Khi bật bếp, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng bên dưới mặt kính bếp sẽ tạo ra từ trường. Từ trường này chỉ tác động trong phạm vi vài milimet trên bề mặt bếp, trực tiếp làm nóng đáy nồi mà không đốt nóng mặt kính hay không khí xung quanh.
Với phương thức truyền nhiệt trực tiếp này, bếp từ tối ưu hóa năng lượng sử dụng, giảm thất thoát nhiệt và rút ngắn thời gian nấu nướng đáng kể. Điều này chứng minh rằng mặc dù công suất bếp từ cao, nhưng không tiêu tốn nhiều điện năng như các loại bếp khác.
Nhờ hiệu suất lên đến 90%, bếp từ giúp tiết kiệm tới 40% chi phí nhiên liệu khi chuyển từ bếp gas và 25-30% khi thay thế bếp điện. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình muốn giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cơm bằng bếp điện ngon dẻo cực dễ
3. Cách chọn công suất bếp từ phù hợp
- Lựa chọn bếp từ cho gia đình từ 2-6 người: Với những gia đình có 2 – 6 thành viên, bạn nên cân nhắc các mẫu bếp từ có từ 2 – 3 vùng nấu trở lên. Tổng công suất phù hợp thường dao động trong khoảng 4000W – 6000W, kết hợp với điện áp 220V/50Hz – 60Hz. Việc lựa chọn bếp với các tiêu chí này không chỉ đảm bảo đáp ứng nhu cầu nấu nướng mà còn giúp tiết kiệm thời gian và điện năng một cách hiệu quả.

- Lựa chọn bếp từ đơn: Đối với gia đình ít thành viên hoặc nhu cầu sử dụng không thường xuyên như nấu lẩu hay tổ chức các bữa tiệc nhỏ, bếp từ đơn với công suất 1000W – 1800W là lựa chọn lý tưởng. Mặc dù thời gian nấu sẽ chậm hơn so với bếp công suất lớn, bếp từ đơn lại có ưu điểm tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhu cầu sử dụng cơ bản mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Lựa chọn bếp từ công suất lớn: Với những gia đình có nhu cầu sử dụng bếp nhiều vùng nấu hoặc các cơ sở kinh doanh như nhà hàng cần chế biến lượng lớn món ăn cùng lúc, công suất bếp từ cao là lựa chọn tối ưu. Những mẫu bếp này thường tích hợp nhiều vùng nấu và có khả năng hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc tiêu hao điện năng và giá thành sẽ cao hơn. Khi chọn mua, bạn cần cân nhắc khả năng đáp ứng của hệ thống điện nơi lắp đặt để đảm bảo bếp hoạt động ổn định và an toàn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mở khóa bếp từ bị khóa đơn giản
4. Những lưu ý giúp sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
- Chọn loại bếp từ phù hợp: Để tiết kiệm điện năng, bạn nên chọn công suất bếp từ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Với các gia đình nhỏ hoặc nhu cầu cơ bản, bếp từ đơn công suất từ 1000W – 1800W là lựa chọn hợp lý, vừa đủ dùng vừa tiết kiệm chi phí. Đối với gia đình đông thành viên hoặc thường xuyên nấu ăn, bếp từ đôi hoặc bếp từ nhiều vùng nấu, có tổng công suất từ 4000W – 6000W, sẽ đáp ứng tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm tích hợp công nghệ Inverter để ổn định điện năng và giảm tiêu thụ điện hiệu quả.

- Sử dụng đúng loại nồi, chảo: Bạn nên chọn nồi, chảo có đáy phẳng và làm từ vật liệu nhiễm từ như inox 304 hoặc thép không gỉ. Những loại nồi này giúp tối ưu hóa hiệu suất truyền nhiệt, giảm thời gian nấu và tiêu hao năng lượng. Đồng thời, bạn nên sử dụng nồi có kích thước phù hợp với vùng nấu sẽ hạn chế thất thoát nhiệt và tăng hiệu quả sử dụng.
- Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý: Khi sử dụng bếp từ, không nên để nhiệt độ ở mức cao liên tục vì sẽ làm hao phí điện năng. Thay vào đó, hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng món ăn. Chức năng nấu nhanh (Booster) chỉ nên sử dụng khi cần tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, bạn có thể tắt bếp sớm hơn vài phút trước khi thức ăn chín và tận dụng nhiệt dư từ bếp để hoàn thiện món ăn, giúp giảm thiểu lượng điện tiêu thụ.
- Vệ sinh và bảo trì thường xuyên: Để bếp từ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện, bạn cần vệ sinh mặt bếp thường xuyên sau mỗi lần sử dụng. Bụi bẩn hoặc dầu mỡ bám trên mặt kính có thể làm giảm hiệu suất truyền nhiệt. Đồng thời, bạn hãy kiểm tra và vệ sinh quạt thông gió định kỳ để đảm bảo tản nhiệt hiệu quả, giúp tiết kiệm điện, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
- Tận dụng các tính năng thông minh: Hầu hết các bếp từ hiện đại đều được trang bị các tính năng thông minh như hẹn giờ, tự động tắt, tự nhận diện nồi hoặc chế độ giữ ấm. Bạn nên tận dụng những tính năng này để tối ưu hóa quá trình sử dụng.

- Lưu ý khi lắp đặt bếp: Khi lắp đặt bếp từ, hãy đảm bảo hệ thống điện và dây dẫn đủ tải để bếp hoạt động ổn định. Nguồn điện không ổn định hoặc dây dẫn không phù hợp sẽ gây thất thoát năng lượng. Ngoài ra, bếp nên được đặt ở vị trí thông thoáng, tránh nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao, nhằm đảm bảo hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng.
- Mẹo sử dụng bếp hiệu quả: Để sử dụng bếp từ tiết kiệm hơn, hãy đậy kín nồi khi nấu để hạn chế thất thoát nhiệt và rút ngắn thời gian đun. Trước khi bật bếp, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu để không lãng phí thời gian và điện năng. Đồng thời, hạn chế mở nắp nồi nhiều lần khi nấu vì sẽ làm nhiệt thoát ra ngoài, tăng thời gian và năng lượng cần thiết để hoàn thành món ăn.
Bài viết liên quan:
- Mẹo 6 cách vệ sinh bếp từ sáng bóng đơn giản, hiệu quả
- Bếp từ không nhận nồi? Nguyên nhân và cách khắc phục
Việc hiểu rõ về công suất bếp từ không chỉ giúp bạn lựa chọn thiết bị phù hợp mà còn tối ưu hóa hiệu quả nấu nướng và tiết kiệm điện năng. Với những thông tin trên mà Duraval cung cấp, hy vọng bạn sẽ đưa ra quyết định sáng suốt, đảm bảo sự tiện nghi và kinh tế cho gia đình.