Cấu tạo bếp ga và nguyên lý hoạt động chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Cấu tạo bếp ga là yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất hoạt động, độ bền và sự an toàn của bếp. Hiểu rõ các bộ phận và chức năng của bếp ga sẽ giúp người dùng lựa chọn được loại bếp phù hợp đồng thời khai thác tối đa công năng và đảm bảo an toàn khi nấu nướng. Trong bài viết này, Duraval sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của bếp ga và vai trò của từng bộ phận.

1. Cấu tạo bếp ga từng loại chi tiết

1.1. Cấu tạo bếp ga âm

Bếp ga âm là loại bếp được thiết kế lắp đặt âm dưới kệ bếp, chỉ để lộ phần mặt bếp lên trên, giúp tiết kiệm diện tích cho căn bếp. Cấu tạo bếp ga âm bao gồm các thành phần chính:

  • Bề mặt bếp: Được thiết kế chịu được nhiệt độ cao, chống va đập tốt, bề mặt sáng bóng, mang tính thẩm mỹ cao do được làm từ chất liệu kính cường lực hoặc inox chịu nhiệt.
  • Hệ thống đánh lửa: Tạo tia lửa điện, giúp bếp ga hoạt động, đồng thời cho phép người dùng dễ dàng điều chỉnh độ lớn của ngọn lửa phù hợp với nhu cầu nấu nướng.
  • Đầu đốt: Được làm từ chất liệu đồng hoặc các chất liệu bền bỉ khác, ít bị ăn mòn, không gây đen nồi trong quá trình sử dụng.
  • Bộ chia lửa: Là bộ phận chịu nhiệt trực tiếp, được chế tạo từ gang đúc đồng, mang lại độ bền và hiệu suất cao.
  • Bát chia lửa: Được làm từ hợp kim nhôm, đồng hoặc gang, giúp ngọn lửa cháy đều và hỗ trợ nâng đỡ pép chia lửa hiệu quả.
  • Họng bếp: Dẫn và phân phối đồng đều gas đến các pép chia lửa, thường được làm từ chất liệu hợp kim nhôm, gang hoặc thép, có độ bền cao.
  • Thân bếp và giá đỡ: Chứa các linh kiện bên trong bếp và được thiết kế lắp âm dưới mặt bếp, tối ưu không gian và bảo vệ bếp.
  • Kiềng bếp: Được làm từ thép phủ men chất lượng cao, cứng cáp, đảm bảo nâng đỡ tốt các loại nồi, chảo với nhiều kích thước khác nhau.
  • Hệ thống tự động ngắt gas: Khi nhiệt độ vượt quá 75 độ C, bếp sẽ tự động ngắt gas để bảo vệ các linh kiện bên trong và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cấu tạo bếp ga âm
Cấu tạo bếp ga âm

>>> Xem thêm: Kích thước bếp ga âm phổ biến được ưa chuộng nhất

1.2. Cấu tạo bếp ga dương

Bếp ga dương là loại bếp có thiết kế bề mặt nổi, với kích thước nhỏ gọn, thuận tiện trong việc tháo lắp, vệ sinh và sửa chữa. Chính vì những ưu điểm này, bếp ga dương là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình. Trên thị trường hiện nay, bếp ga dương được chia thành hai loại chính: bếp ga đơn và bếp ga đôi.

Cấu tạo bếp ga dương:

  • Mặt bếp: Mặt bếp được làm bằng chất liệu kính chịu lực, inox hoặc kim loại được phủ sơn tĩnh điện, có khả năng chịu được nhiệt độ cao, chịu lực tốt, dễ dàng vệ sinh sau khi đun nấu.
  • Hệ thống đánh lửa: Sử dụng hệ thống đánh lửa IC hoặc Magneto với thác tác nhạy bén, giúp điều chỉnh độ lớn của lửa một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Mâm chia lửa: Đây là bộ phận chịu nhiệt của bếp, được làm từ chất liệu đồng thau, hợp kim nhôm, giúp giảm ăn mìn, chống oxy hoá hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Thân bếp và giá đỡ: Được làm từ kim loại chắc chắn, có độ bền cao, giúp bếp chịu va đập tốt.
  • Kiềng bếp: Được sản xuất từ thép phủ men, cứng cáp và có khả năng nâng đỡ tốt các loại nồi, chảo với nhiều kích cỡ khác nhau. 
  • Họng chia gas: Được làm từ gang đúc hoặc gang thép, giúp kiểm soát lưu lượng gas đến từng vùng nấu một cách linh hoạt.
  • Hệ thống ngắt gas tự động: Bếp sẽ tự động ngắt gas khi có gió thổi qua hoặc nước tràn ra ngoài, mang lại sự an toàn và gia tăng độ bền cho bếp.
Các bộ phận chính của bếp ga dương
Các bộ phận chính của bếp ga dương

1.3. Cấu tạo bếp ga đơn

Bếp ga đơn là loại bếp được thiết kế với 1 vùng nấu duy nhất, bề mặt được gia công từ kim loại và phủ sơn tĩnh điện. Mẫu bếp ga này phù hợp sử dụng cho người độc thân hoặc sinh viên.

Cấu tạo bếp đơn gồm các bộ phận chính:

  • Khung và chân bếp: Được chế tạo từ kim loại có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt, đảm bảo độ ổn định và tuổi thọ sử dụng lâu dài.
  • Đầu đốt: Được làm từ đồng thau dày, có độ bền cao, chống mài mòn, tạo ngọn lửa màu xanh mạnh mẽ, không gây đen nồi trong quá trình nấu.
  • Núm điều khiển: Giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh độ lớn của ngọn lửa chỉ với thao tác vặn núm, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu nấu nướng khác nhau.
  • Vòng lửa: Giúp phân bổ ngọn lửa đồng đều trên toàn vùng nấu, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chế biến món ăn.
Các bộ phận cơ bản của bếp đơn
Các bộ phận cơ bản của bếp đơn

1.4. Cấu tạo bếp ga đôi

Bếp ga đôi có thiết kế hiện đại, tiện lợi, gồm 2 vùng nấu, phù hợp với các gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều hơn trong nấu ăn hàng ngày.

Cấu tạo bếp ga đôi gồm các bộ phận chính:

  • Thân bếp: Được làm từ chất liệu thép không gỉ, inox, mang lại độ bền cao, dễ dàng vệ sinh và chống chịu tốt với các tác động từ môi trường.
  • Bề mặt bếp: Được phủ kính cường lực hoặc inox chịu nhiệt, sáng bóng, có tính thẩm mỹ cao, chịu nhiệt tốt, chống trầy xước.
  • Đầu đốt: Làm từ đồng thau, gang hoặc hợp kim nhôm. Đây là nơi đốt cháy gas để tạo ngọn lửa, đảm bảo nhiệt lượng ổn định, tiết kiệm gas và không làm đen đáy nồi.
  • Kiềng bếp: Được chế tạo từ thép phủ men chống gỉ, chịu nhiệt cao và cứng cáp để nâng đỡ các loại nồi, chảo.
  • Hệ thống đánh lửa: Gồm hệ thống đánh lửa Magneto hoặc IC. Bộ phận này tạo tia lửa để kích hoạt bếp, giúp quá trình sử dụng diễn ra dễ dàng và an toàn.
  • Vòng chia lửa: Được thiết kế để phân phối nhiệt đồng đều, đảm bảo ngọn lửa cháy ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Họng bếp: Chịu trách nhiệm dẫn và phân phối gas đến đầu đốt, được làm từ hợp kim nhôm hoặc gang để tăng độ bền và khả năng chống ăn mòn.
  • Núm điều khiển: Giúp điều chỉnh độ lớn của ngọn lửa phù hợp với nhu cầu nấu nướng. Núm vặn được làm từ nhựa chịu nhiệt hoặc kim loại, dễ sử dụng.
  • Hệ thống ngắt gas tự động (nếu có): Bếp sẽ tự động ngắt gas khi có sự cố như lửa tắt bất ngờ hoặc nước tràn, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Cấu tạo bếp ga đôi
Cấu tạo bếp ga đôi

1.5. Cấu tạo bếp ga mini

Bếp ga mini là loại bếp được thiết kế nhỏ gọn với một vùng nấu, sử dụng bình gas nhỏ đặt kế bên để tạo ra lửa. Loại bếp ngày được sử dụng nhiều trong các quán lẩu, mang theo đi du lịch, dã ngoại.

Cấu tạo bếp ga mini như sau:

  • Miệng bếp: Là bộ phận cung cấp nguồn nhiệt để tạo lửa phục vụ cho quá trình nấu ăn, được làm từ các chất liệu chịu được nhiệt độ cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Giá đỡ: Được làm từ thép không gỉ, kim loại hoặc nhựa chịu nhiệt, búp bếp đứng vững trong suốt quá trình sử dụng.
  • Khoang chứa bình gas: Được thiết kế vừa khít với kích thước bình gas, đảm bảo bảo quản an toàn và hỗ trợ lưu thông khí hiệu quả.
  • Bộ phận đánh lửa: Hỗ trợ tạo lửa một cách dễ dàng và an toàn, giúp người dùng không phải tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.
Các bộ phận chính của bếp ga mini
Các bộ phận chính của bếp ga mini

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng bếp ga mini an toàn, tiết kiệm

1.6. Cấu tạo bếp ga công nghiệp

Bếp ga công nghiệp là loại bếp có công suất lớn, thường được sử dụng chuyên dụng trong nhà hàng, quán ăn, trường học, đám tiệc.

Cấu tạo bếp ga công nghiệp bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Thân bếp: Được chế tạo từ chất liệu inox, có khả năng chống bám dầu mỡ, dễ dàng vệ sinh, đảm bảo độ bền cao trong quá trình sử dụng.
  • Miệng bếp: Kết hợp với kiềng bếp, tạo điểm tựa chắc chắn để đặt các dụng cụ nấu nướng.
  • Hệ thống đánh lửa: Được đặt bên trong mặt bếp, gồm ống dẫn gas và ngòi đánh lửa. Ống dẫn gas giúp dẫn nhiên liệu vào buồng đốt, ngòi đánh lửa tạo ngọn lửa ổn định.
  • Núm vặn điều chỉnh nhiệt độ: Cho phép người dùng tùy chỉnh mức độ cháy của bếp, điều chỉnh kích thước ngọn lửa phù hợp với nhu cầu nấu nướng.
Cấu tạo bếp ga công nghiệp
Cấu tạo bếp ga công nghiệp

>>> Xem thêm: 8 cách vệ sinh bếp ga sạch như mới nhanh chóng tại nhà

2. Nguyên lý hoạt động chung của bếp ga

Bếp ga hoạt động dựa trên nguyên lý: Khi người dùng bật lửa, khí gas từ bình sẽ được dẫn qua đường ống đến vòi phun bên dưới mâm chia lửa. Tại đây, khí gas được đốt cháy thông qua bộ phận đánh lửa và phân bổ đều qua các đầu phun. Người dùng có thể điều chỉnh công tắc để kiểm soát ngọn lửa, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nấu từng món ăn.

Nguyên lý hoạt động chung của bếp ga
Nguyên lý hoạt động chung của bếp ga

>>> Xem thêm: Cách bật bếp ga và tắt bếp đúng cách an toàn và tiết kiệm

3. Các lưu ý khi sử dụng bếp ga

  • Bệ bếp ga phải làm từ chất liệu không dễ cháy: Bệ bếp ga là bộ phận tiếp xúc gần với bếp, dễ bị nóng trong quá trình sử dụng, có nguy cơ gây cháy nổ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng bệ bếp làm từ các chất liệu dễ cháy như nhựa, gỗ.
  • Thay đường ống dẫn gas sau 3 – 5 năm: Đường ống dẫn gas có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay mới đường ống sau mỗi 3 – 5 năm, ngay cả khi chưa xuất hiện vấn đề rõ rệt.
  • Thường xuyên vệ sinh bếp ga: Trong quá trình nấu nướng, thức ăn, dầu mỡ hoặc bụi bẩn có thể bám vào bếp, bình gas và dây dẫn, làm ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn. Sau khi nấu ăn, bạn hãy lau sạch mặt bếp và kiềng bếp bằng khăn mềm, khô. Bình gas và dây dẫn nên được làm sạch bằng khăn khô mỗi tuần để loại bỏ bụi bẩn.
  • Sử dụng nồi phù hợp với kích thước bếp: Khi dùng nồi quá lớn so với vùng nấu, vòng lửa có thể lan rộng, làm nóng bình gas và tăng nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, bạn hãy chọn nồi có kích thước phù hợp với bếp để đảm bảo an toàn và hiệu quả nấu ăn.
  • Đặt bếp và bình gas đúng vị trí: Bếp ga nên đặt ở nơi thông thoáng, tránh gió lùa trực tiếp. Bình gas cần đặt thẳng đứng, cách bếp ít nhất 1 – 1,5m và cách xa ổ điện. Tuyệt đối không đặt bình gas ngay bên dưới bếp.
Một số điểm cần lưu ý để sử dụng bếp ga an toàn
Một số điểm cần lưu ý để sử dụng bếp ga an toàn
  • Khóa van gas sau khi sử dụng: Sau khi nấu, hãy tắt bếp và khóa van gas ngay lập tức. Việc không khóa van có thể khiến khí gas tồn đọng trong dây dẫn, dễ dẫn đến rò rỉ và gây hỏa hoạn.

Bài viết liên quan:

Tóm lại, việc nắm rõ cấu tạo bếp ga không chỉ giúp bạn sử dụng thiết bị một cách hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình nấu nướng. Hy vọng qua bài viết của Duraval, bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về các bộ phận của bếp ga để ứng dụng vào thực tế một cách tối ưu nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

101+ Mẫu tủ bếp góc xéo thông minh, tối ưu diện tích bếp

Tủ bếp góc xéo đang trở thành xu hướng lựa chọn hàng đầu cho những không gian bếp hiện đại, giúp tận dụng tối đa diện tích hiệu quả. Với thiết kế linh hoạt và đa dạng, mẫu tủ bếp này giúp tận dụng được các góc khó tận dụng, tạo nên điểm nhấn thẩm…

Tư vấn kích thước bàn đảo bếp tiêu chuẩn, đảm bảo tiện nghi

Kích thước bàn đảo bếp phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, từ chế biến thực phẩm đến nấu nướng, ăn uống và lưu trữ. Bài viết này của Duraval sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết…

Báo giá tủ bếp nhựa Picomat cao cấp bền đẹp 2025

Tủ bếp nhựa Picomat​ sở hữu khả năng chống nước, chống ẩm và chống mối mọt tốt. Không chỉ bền bỉ với thời gian, tủ bếp Picomat​ còn mang lại vẻ đẹp sang trọng, dễ dàng vệ sinh, giúp không gian bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng. Cùng khám phá những lý do tại…

101+ Mẫu vách ngăn phòng khách và bếp đẹp hiện đại 2025

Vách ngăn phòng khách và bếp không chỉ giúp phân tách rõ ràng hai khu vực mà còn tạo sự riêng tư, giữ cho không gian luôn thông thoáng và thoải mái. Bài viết dưới đây của Duraval sẽ giới thiệu các loại vách ngăn bếp và phòng khách phổ biến, ưu nhược điểm của…