Cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài là một kỹ năng hữu ích trong trường hợp bạn bị mất chìa khóa hoặc gặp sự cố với tay nắm cửa. Bài viết dưới đây của Duraval sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp an toàn và hiệu quả để tháo khóa tay nắm tròn mà không làm hỏng cửa.
Nội dung bài viết
1. 4 nguyên nhân chính cần phải tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài
1.1. Cụm then khóa bị hỏng
Cụm then khoá bị hỏng là một trong những nguyên nhân khiến bạn phải tìm cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài. Cụm then bị hỏng có thể là do bị kẹt hoặc do không đúng liên kết giữ hèm nối cụm then với thân khoá.
Trong trường hợp này bạn không nên vặn khoá và đóng cửa thật mạnh vì chúng sẽ khiến cụm then bị thụt vào, việc này chỉ khiến ổ khoá bị ảnh hưởng nặng hơn. Lúc này, bạn nên nhanh chóng tìm cách tháo tay nắm cửa tròn.
1.2. Khóa tay nắm tròn bị kẹt
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cần phải tìm cách tháo ổ khóa tròn. Việc khóa tay nắm tròn bị kẹt do ổ khoá của bạn đã sử dụng lâu ngày nhưng không được bảo dưỡng thường xuyên, khiến bụi bẩn tích tụ, làm cho thân khoá không thể mở. Bên cạnh đó, thân khoá bị va đập mạnh dẫn đến các bộ phận khác ở trong thân bị biến dạng cũng làm cho thân khoá bị kẹt cứng.

1.3. Vặn được thân khóa nhưng cụm then không mở
Trường hợp này xảy ra do bạn mở sai cách hoặc thân khoá cùng cụm then bị va đập quá mạnh làm cho chúng bị biến dạng.
1.4. Mất chìa khóa tay nắm tròn
Khi bị mất chìa khoá tay nắm tròn, việc mở cửa sẽ trở nên khó khăn, đặc biệt nếu không có chìa khóa thay thế. Nếu bạn không muốn khoá bị sử dụng trái phép, việc tháo khoá là cần thiết để đảm bảo an toàn.
Khi mất chìa khóa, tháo tay nắm trong từ bên ngoài là cách nhanh chóng để thay thế bộ khoá. Sau khi tháo, bạn lắp khóa mới và yêu cầu làm chìa khoá mới để sử dụng, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp khóa cửa tay nắm tròn đơn giản
2. Hướng dẫn cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài
Nếu bạn không thể mở được cửa dù đã sử dụng đúng chìa khoá và vặn đúng cách thì bạn hãy áp dụng các cách tháo tay nắm tròn từ bên ngoài dưới đây.
2.1. Cách tháo khóa bằng dụng cụ mở khóa chuyên dụng
Để tháo khóa tay nắm tròn bằng dụng cụ mở khóa chuyên dụng, bạn cần một bộ dụng cụ chuyên biệt như bộ mở khóa hoặc bộ chìa khóa tách khóa. Những dụng cụ này thường đi kèm với các đầu mở khóa phù hợp giúp bạn tháo các bộ phận của khóa mà không gây hư hại cho cửa. Quá trình thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng theo các thao tác sau:
- Bước 1: Xác định vị trí ổ khóa và kiểm tra kỹ các bộ phận của khóa để hiểu cách thức hoạt động, dễ dàng trong quá trình tháo.
- Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như chìa khóa hoặc công cụ mở khóa để xoay và tháo các bộ phận của khóa.
- Bước 3: Dùng tuốc nơ vít hoặc các công cụ phù hợp để tháo rời tay nắm và thân khóa.
- Bước 4: Nếu khóa bị hỏng, thay thế các bộ phận cần thiết và kiểm tra lại xem khoá hoạt động ổn định chưa

2.2. Cách phá khóa tay nắm tròn bằng búa
Để thực hiện cách tháo ổ khoá tay nắm trong từ bên ngoài một cách an toàn, tránh búa bị giật ngược lại gây nguy hiểm thì bạn cần phải bọc một lớp vải ở xung quanh đầu búa. Tiếp đến, bạn dùng lực thật mạnh để đập búa vào ổ khoá cho tới khi tay nắm cùng thân khoá bị rơi ra khỏi cửa.
Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến bạn phải lắp lại khoá cửa mới và cánh cửa cũng gặp phải một số vấn đề nhất định. Vì vậy, cần suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.
2.3. Cách tháo khóa tay nắm tròn bằng khoan
Cách làm này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng cánh cửa hư hỏng. Với phương pháp này, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ:
- Tuốc nơ vít có mũi khoan từ 6mm – 8mm sử dụng cho kim loại cùng với một cú đấm
- Búa
- Tuốc nơ vít phẳng
- Kính bảo vệ mắt
Bước 2: Đánh dấu bị trí mũi khoan tại bề mặt cửa, cần tập trung ở dưới lỗ khoá
Bước 3: Khoan vuông góc với khoá tại vị trí đã được đánh dấu với tốc độ và áp suất trung bình
Bước 4: Sử dụng búa để đáp vào vị trí khoan một lần.
Bước 5: Sử dụng tua vít phẳng xoay theo chiều kim đồng hồ ở trong ổ khoá
Bước 6: Xoay tới khi cánh cửa được mở ra thì dùng lại
Thực hiện theo các bước trên là bạn đã phá được ổ khoá. Bạn chỉ cần thay ổ khoá cửa mới là xong.
2.4. Cách phá khóa tay nắm tròn bằng thẻ nhựa
Cách phá khoá này khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc thẻ nhựa cứng hoặc một chiếc thẻ ATM là đã thực hiện được rồi. Tuy nhiên, bạn hãy sử dụng thẻ không còn sử dụng vì quá trình mở sẽ khiến thẻ bị gãy.
Cách làm này chỉ phát huy hiệu quả với cấu tạo miệng khoá lắp vát về phía bên ngoài. Đối với trường hợp phần xương ổ khoá quay bên trong khí thì không áp dụng được.
Quá trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Bẻ cong chiếc thẻ từ phía bên ngoài trước để cho thẻ vào khe cửa tiếp xúc với miệng khoá được nhanh hơn.
- Bước 2: Tìm vị trí dễ cho thẻ vào nhất cách ổ khoá khoảng 10 đến 30 cm
- Bước 3: Cho 1/2 thẻ từ vào giữa cánh và khung cửa theo hướng ngang.
- Bước 4: Kéo thẻ từ dần xuống tới giữa ổ khoá.
- Bước 5: Bạn sử dụng tay còn lại hoặc chân để đẩy cửa vào bên trong

2.5. Cách phá khóa bằng dây thép/kẹp tóc
Phương pháp sử dụng dây thép hoặc kẹp tóc để phá khóa tay nắm tròn là một kỹ thuật khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng thành công với một số loại khóa cơ học đơn giản, không quá phức tạp.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện phương pháp này:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm dây thép mảnh hoặc kẹp tóc kim loại (hoặc kẹp tóc lớn), kìm nhỏ (nếu cần), đèn pin (nếu làm trong môi trường thiếu sáng).
- Bước 2: Uốn dây thép hoặc kẹp tóc thành hình chữ “L” hoặc dạng cong sao cho dễ đưa vào ổ khóa.
- Bước 3: Đưa dây thép/kẹp tóc vào khe cửa gần ổ khóa.
- Bước 4: Nhẹ nhàng xoay hoặc kéo dây thép/kẹp tóc để kích hoạt cơ cấu mở khóa.
- Bước 5: Tiếp tục xoay cho đến khi cửa mở ra.

2.6. Gọi thợ sửa khóa
Nếu các phương pháp trên không hiệu quả hoặc bạn không muốn gây hư hỏng thêm cho cửa và khóa, việc gọi thợ sửa khóa là lựa chọn an toàn nhất. Thợ sửa khóa sẽ có dụng cụ và kỹ thuật chuyên nghiệp để giúp bạn tháo khóa mà không làm hỏng cửa hay khóa.
3. Lưu ý khi thực hiện cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài
Khi thực hiện cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài, bạn cần lưu ý các bước sau để đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng khóa:
- Kiểm tra loại khóa: Trước khi bắt đầu, xác định loại khóa tay nắm tròn bạn đang tháo (khóa cơ, khóa vân tay, khóa điện tử…) vì mỗi loại khóa có cách tháo khác nhau.
- Chuẩn bị công cụ cần thiết: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi thực hiện để đảm bảo quá trình tháo khoá diễn ra nhanh chóng. Bạn cần chuẩn bị một tua vít (số 1 hoặc số 2), một mũi khoan nếu cần thiết và các dụng cụ bảo vệ tay như găng tay.
- Cẩn thận với các chi tiết nhỏ: Nếu khóa có các chi tiết nhỏ như ốc vít nhỏ hay chốt, bạn nên để chúng vào một chén hoặc túi nhỏ để tránh mất.
- Kiểm tra lại khi hoàn thành: Sau khi tháo xong, hãy kiểm tra lại hoạt động của khóa và đảm bảo rằng tất cả bộ phận vẫn còn nguyên vẹn.
4. Cách sử dụng khóa cửa tay nắm tròn hạn chế bị kẹt, hỏng
Để hạn chế tình trạng khóa cửa tay nắm tròn bị kẹt hoặc hỏng, bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo dưỡng và sử dụng đúng cách sau:
- Vệ sinh định kỳ
Để khóa cửa tay nắm tròn hoạt động ổn định và lâu dài, việc vệ sinh định kỳ là rất quan trọng. Bụi bẩn và dầu mỡ có thể tích tụ trong ổ khóa, khiến các bộ phận bên trong hoạt động kém hiệu quả, dễ gây kẹt. Vì vậy, bạn nên sử dụng vải mềm để lau sạch tay nắm và ổ khóa thường xuyên. Nếu ổ khóa bẩn, có thể dùng dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch, tránh sử dụng các chất tẩy mạnh có thể gây ăn mòn.

- Bôi trơn ổ khóa
Việc bôi trơn định kỳ sẽ giúp ổ khóa tay nắm tròn hoạt động trơn tru và giảm thiểu ma sát giữa các bộ phận cơ khí. Dùng dầu bôi trơn nhẹ dạng xịt hoặc silicone sẽ giúp các chốt khóa và cơ cấu bên trong không bị kẹt. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng dầu mỡ quá đặc, vì nó có thể gây tắc nghẽn và làm khóa hoạt động kém.
- Không vặn tay nắm quá mạnh
Khi sử dụng khóa tay nắm tròn, bạn nên vặn tay nắm với lực vừa phải. Nếu vặn quá mạnh khi cảm thấy có sự cản trở, có thể làm hỏng cơ cấu bên trong của khóa hoặc khiến tay nắm bị lệch. Điều này không chỉ làm khóa khó sử dụng mà còn tăng nguy cơ bị kẹt hoặc hỏng.
- Kiểm tra và thay thế ổ khóa khi cần thiết
Kiểm tra ổ khóa định kỳ giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu hư hỏng, như tay nắm khó xoay hoặc có tiếng kêu lạ. Nếu ổ khóa có dấu hiệu bị hỏng hoặc bị kẹt, việc thay thế bộ phận hỏng sẽ giúp khóa hoạt động trơn tru trở lại. Ngoài ra, tránh việc kéo mạnh tay nắm khi khóa bị kẹt, vì điều này có thể làm hỏng các bộ phận bên trong.
- Lắp đặt đúng cách
Khi lắp đặt khóa tay nắm tròn, bạn cần đảm bảo rằng ổ khóa và tay nắm được đặt đúng vị trí, không bị lệch hoặc nghiêng. Việc lắp đặt chính xác giúp giảm thiểu ma sát quá mức và tránh tình trạng khóa bị kẹt. Đảm bảo rằng các bộ phận của khóa đều được căn chỉnh đúng để khóa có thể hoạt động hiệu quả và bền lâu.
- Không để nước vào khóa
Ổ khóa tay nắm tròn nên được bảo vệ khỏi nước và độ ẩm. Nước có thể làm gỉ sét các bộ phận kim loại trong ổ khóa, làm giảm tuổi thọ của khóa và gây kẹt. Hãy đảm bảo rằng khu vực khóa luôn khô ráo, đặc biệt là khi bạn sử dụng khóa ngoài trời. Nếu khóa bị ướt, hãy lau khô ngay lập tức để tránh các vấn đề liên quan đến sự ăn mòn.
Bài viết liên quan:
- Cách lắp tay nắm cửa bếp đơn giản và chi tiết nhất
- Chiều cao tay nắm cửa tiêu chuẩn và hướng dẫn cách xác định
Hy vọng rằng với những phương pháp hướng dẫn trong bài viết của Duraval về cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài, bạn có thể dễ dàng xử lý khi gặp phải tình huống khóa bị kẹt hoặc mất chìa. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy tự tin khi thực hiện, việc gọi thợ sửa khóa chuyên nghiệp là lựa chọn an toàn.