Cách tháo đầu vòi nước rửa bát đơn giản, nhanh chóng tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Cách tháo đầu vòi nước rửa bát là kỹ năng hữu ích giúp bạn dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng hoặc sửa chữa vòi khi cần thiết. Nắm được quy trình tháo lắp không chỉ giúp vòi nước hoạt động hiệu quả hơn mà còn kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Bài viết này của Duraval sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản và lưu ý quan trọng để tháo đầu vòi nước một cách an toàn và chính xác.

1. Khi nào cần phải tháo đầu vòi nước rửa bát?

1.1. Cần bảo dưỡng vòi rửa bát định kỳ

Việc tháo đầu vòi cần thực hiện khi cần vệ sinh lau chùi vòi rửa bát định kỳ để loại bỏ các cặn trắng, tạp chất lắng đọng lâu ngày tại phần lưới lọc ở đầu vòi nước.

1.2. Cần sửa chữa và thay thế vòi rửa bát

  • Trong quá trình sử dụng, khi bị rò rỉ nước, bạn cần tháo đầu vòi để kiểm tra phần khớp nối, bộ phận chặn cặn.
  • Trong trường hợp, dù không khóa van nước tổng hay van vòi nước mà vòi bị tắc hay nước không chảy ra, bạn phải tháo đầu vòi trước để kiểm tra phần lọc ở đầu vòi xem có bị tắc không.
  • Trong trường hợp đầu vòi bị gỉ sét khiến nước chảy ra có màu đục, bẩn không thể tiếp tục sử dụng cho việc rửa bát, đĩa, xoong, nồi, rau củ quả, hải sản…

1.3. Muốn lắp thêm phụ kiện cho vòi rửa

Nếu bạn muốn lắp thêm phụ kiện liên quan đến đầu vòi như bộ lọc nước, van xả nước, van tiết kiệm nước, van nước nóng lạnh, việc tháo đầu vòi sẽ giúp lắp đặt phụ kiện dễ dàng và chắc chắn hơn.

Lý do cần phải tháo đầu vòi rửa bát 
Lý do cần phải tháo đầu vòi rửa bát

>>> Xem thêm: Vòi nước rửa bát bị tắc: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

2. Hướng dẫn cách tháo đầu vòi nước rửa bát đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ tháo đầu vòi nước

Để tháo lắp đầu vòi nước rửa bát, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Cờ lê, cò số lớn nhỏ dùng để nới lỏng và siết chặt
  • Tua vít hoặc tuốc nơ vít để tháo ốc vít
  • Dao lưỡi mỏng hoặc tua vít phẳng để đẩy các chi tiết
  • Khăn mềm để lau chùi, thấm nước
  • Đèn pin (dành cho khu vực làm việc thiếu sáng)
  • Đệm vòng, keo chống thấm trong trường hợp cần thay thế
  • Gioăng, keo dán, băng keo… sử dụng trong trường hợp cần lắp đặt lại
  • Bình xịt nước áp lực dùng để rửa vòi sau khi tháo

Trước khi tháo đầu vòi, bạn nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để công việc được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bước 2: Khóa nguồn nước

  • Tiến hành đóng van nước chính để ngắt nguồn nước vào vòi rửa bát
  • Mở vòi lên để xả hết nước còn đọng lại trong ống, đảm bảo không còn áp lực nước trước khi tháo rời các chi tiết
  • Đặt xô đựng nước bên dưới vòi để hứng nước còn lưu lại chảy ra khi tháo đầu vòi

Bước 3: Tháo đầu vòi nước rửa bát

Tháo các chi tiết của đầu vòi: 

Dùng tua vít hoặc cờ lê để nới lỏng sau đó tháo các ốc vít giữ chặt các chi tiết của đầu vòi. Tháo nhẹ tay vặn, nắp che và các bộ phận khác ra. Để riêng một cách ngăn nắp từng loại chi tiết, tránh làm hỏng hoặc mất các chi tiết nhỏ.

Tháo phần đầu vòi ra khỏi phần thân ống nước: 

Nắm chặt phần thân đầu vòi và xoay nhẹ để tháo ra khỏi ống nối, chú ý không dùng lực quá mạnh sẽ gây trầy xước hoặc làm vỡ các chi tiết nhựa. Trong trường hợp đầu vòi bị kẹt, để tháo được bạn cần:

  • Dùng dụng cụ hỗ trợ như kìm kẹp, mỏ lết để tác động từ từ, không dùng lực quá mạnh để tránh làm hỏng chi tiết. 
  • Có thể nhỏ dầu để bôi trơn xung quanh chỗ kẹt rồi để ngấm khoảng 10 – 15 phút trước khi thử lại. 
  • Sử dụng khí nén hoặc bình xịt gasket để phun vào các khe hở, giúp bung chi tiết bị kẹt ra.
  • Nếu vẫn không tháo được, bạn hãy lên hệ thợ chuyên nghiệp để được hỗ trợ, không nên cố gắng quá mạnh sẽ làm hỏng đầu vòi
Hướng dẫn chi tiết cách tháo đầu vòi nước rửa bát
Hướng dẫn chi tiết cách tháo đầu vòi nước rửa bát

Bước 4: Vệ sinh các chi tiết

  • Dùng khăn mềm, bàn chải nhỏ để làm sạch các chi tiết như đầu phun, vòi phun, van xả, ống nước,… loại bỏ sạch các tạp chất bên trong.
  • Rửa sạch các chi tiết bằng nước, rồi phơi khô.
  • Kiểm tra tình trạng đầu vòi, xem có bị hỏng hóc, nứt vỡ không. Nếu bị hư hỏng nặng, nên thay đầu vòi rửa bát mới.
  • Kiểm tra bề mặt tiếp xúc, vòng đệm đảm bảo còn dùng tốt, không bị mòn, biến dạng.

Bước 5: Lắp lại đầu vòi

  • Trước khi lắp lại, nên thay mới lớp gioăng cao su hoặc bọc teflon để đảm bảo vòi kín nước.
  • Lắp lại các chi tiết đúng vị trí ban đầu, vặn chặt tất cả các ốc vít.

Bước 6: Kiểm tra hoạt động của vòi nước sau khi tháo

Sau khi hoàn thành công đoạn tháo lắp đầu vòi rửa bát, tiến hành mở nguồn nước vào để kiểm tra vị trí các chi tiết đã đúng chưa, sao cho nước không bị rò rỉ. Cuối cùng, kiểm tra lại áp suất và lưu lượng nước chảy qua đầu vòi, xem có bình thường không.

Kiểm tra hoạt động của vòi nước sau khi tháo
Kiểm tra hoạt động của vòi nước sau khi tháo

>>> Xem thêm: 7 Nguyên nhân vòi nước rửa bát chảy yếu và cách khắc phục

3. 5 điều cần lưu ý khi tháo đầu vòi nước rửa bát

Việc tháo đầu vòi nước rửa bát cần phải cẩn thận để tránh làm hỏng các bộ phận và đảm bảo quá trình tháo lắp diễn ra thuận lợi. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện tháo đầu vòi:

3.1. Nắm rõ cấu tạo của đầu vòi nước rửa bát

Trước khi tháo đầu vòi, bạn nên tìm hiểu kỹ về cấu tạo của sản phẩm. Việc nắm được cấu trúc sẽ giúp bạn biết vị trí của từng bộ phận, dễ dàng thực hiện thao tác, tránh làm hỏng hóc hoặc mất mát các linh kiện quan trọng trong quá trình tháo.

3.2. Thực hiện đúng các bước tháo vòi

Thực hiện đúng các bước tháo vòi là yếu tố quan trọng để tránh gây hư hỏng. Đầu tiên, bạn nên bắt đầu bằng cách khóa van nước để ngăn ngừa nước rò rỉ trong khi tháo. Sau đó, sử dụng các dụng cụ phù hợp như cờ lê, tua vít (nếu cần) và vặn xoáy theo hướng mở khóa (ngược chiều kim đồng hồ). Hãy tuân thủ trình tự tháo từng bộ phận để có thể lắp lại dễ dàng và chính xác sau khi vệ sinh hoặc bảo trì.

Những điều cần lưu ý khi tiến hành tháo đầu vòi nước rửa bát
Những điều cần lưu ý khi tiến hành tháo đầu vòi nước rửa bát

3.3. Thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh

Các bộ phận của đầu vòi nước, đặc biệt là lưới lọc và gioăng cao su, thường dễ bị hư hỏng nếu tác động lực quá mạnh. Vì vậy, bạn cần thao tác nhẹ nhàng, vặn từ từ, tránh việc siết quá chặt hoặc tháo mạnh có thể làm vỡ các bộ phận nhựa, gây rò rỉ nước, ảnh hưởng đến chức năng của vòi.

3.4. Tránh làm mất các bộ phận nhỏ

Khi tháo vòi, chú ý tránh làm rơi hoặc mất các bộ phận nhỏ như ốc vít, gioăng cao su và các chi tiết lọc. Bạn nên để một khay nhỏ bên dưới để dễ dàng thu gom và cất giữ những bộ phận này. Việc mất các chi tiết nhỏ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động hoặc khiến vòi không hoạt động được.

3.5. Nếu cần hãy nhờ sự giúp đỡ của kỹ sư chuyên nghiệp

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tháo hoặc gặp phải vấn đề phức tạp, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ sư hoặc thợ chuyên nghiệp. Họ có kỹ năng và công cụ phù hợp để xử lý vấn đề, đảm bảo vòi rửa bát được bảo trì và sửa chữa an toàn, hiệu quả mà không gây hư hỏng cho thiết bị.

4. Duraval – Địa chỉ mua vòi nước rửa bát cao cấp

Duraval là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các loại vòi nước rửa bát cao cấp với đa dạng mẫu mã và thiết kế hiện đại. Các sản phẩm vòi rửa bát của Duraval được thiết kế với chất liệu chất lượng cao, đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau trong nhà bếp.

Nhân viên tại Duraval có kiến thức chuyên môn cao, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng và hướng dẫn cách sử dụng, lắp đặt sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu.

Bên cạnh đó, Duraval cung cấp chế độ bảo hành uy tín, hỗ trợ đổi mới sản phẩm trong vòng 30 ngày nếu sản phẩm bị lỗi cho nhà sản xuất, hỗ trợ bảo dưỡng định kỳ, giúp sản phẩm luôn duy trì được hiệu suất và độ bền trong suốt quá trình sử dụng.

Bài viết liên quan:

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách tháo đầu vòi nước rửa bátDuraval cung cấp cho bạn. Trong quá trình tháo lắp, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay đến Duraval để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sửa bản lề cửa gỗ bị xệ, lỏng lẻo, kêu cót két

Bản lề cửa gỗ sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải tình trạng lỏng lẻo, kêu cọt kẹt hoặc bị xệ, gây khó khăn khi đóng mở cửa. Nếu không khắc phục kịp thời, vấn đề này có thể làm giảm tuổi thọ của cửa và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ…

Cách bắt bản lề cửa nhựa lõi thép chi tiết cực đơn giản tại nhà

Bản lề là bộ phận quan trọng giúp cửa nhựa hoạt động trơn tru, đóng mở dễ dàng và bền bỉ theo thời gian. Việc lắp đặt bản lề đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp cửa vận hành ổn định, hạn chế tình trạng xệ cánh hoặc kêu…

Hướng dẫn lắp bản lề 2 chiều đúng kỹ thuật cực đơn giản

Bản lề 2 chiều là phụ kiện quan trọng giúp cửa đóng mở linh hoạt theo cả hai hướng, mang lại sự tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo cửa vận hành êm ái, bền bỉ và an toàn, việc lắp đặt đúng kỹ thuật là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này,…

Cách bắt bản lề cửa gỗ chi tiết chuẩn kỹ thuật tại nhà

Bản lề là phụ kiện quan trọng giúp cửa gỗ vận hành ổn định, đóng mở dễ dàng và đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, nếu lắp đặt không đúng cách, cửa sẽ bị xệ, kẹt hoặc phát ra tiếng kêu khó chịu khi sử dụng. Vì vậy, việc nắm vững cách bắt…