Cách lắp bản lề cho tủ bếp đúng không chỉ gia tăng tính thẩm mỹ mà còn quyết định đến độ bền và khả năng sử dụng của cửa tủ. Việc lắp đặt bản lề đúng cách giúp cửa tủ mở đóng mượt mà, khít chặt và tránh các vấn đề cánh cửa bị lệch, kẹt hay khó đóng. Trong bài viết này, Duraval sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể để lắp bản lề cho tủ bếp, giúp bạn thực hiện công việc này dễ dàng và hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Loại bản lề phổ biến dùng cho tủ bếp
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bản lề dùng cho nhà bếp, trong đó có 3 loại bản lề tủ bếp được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng: bản lề thẳng, bản lề cong nửa, bản lề cong nhiều.
1.1. Bản lề thẳng
Bản lề thẳng là loại bản lề được sử dụng phổ biến, với thiết kế có khả năng che giấu một phần bên trong tủ mà cánh cửa được gắn vào.
Ưu điểm:
- Bản lề thẳng có thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích, dễ dàng lắp đặt
- Sản phẩm được làm từ chất liệu cao cấp, chống oxy hoa, chịu được tải trọng lớn, có thể sử dụng lâu dài.
- Khi lắp đặt đúng cách, bản lề thẳng có thể giúp giảm tiếng ồn khi đóng mở cửa, mang lại cảm giác êm ái khi sử dụng.
Nhược điểm:
- Bản lề thẳng thường có góc mở bị giới hạn khoảng 90 độ hoặc ít hơn, không phù hợp với những thiết kế yêu cầu góc mở rộng hơn như các bản lề 180 độ hoặc bản lề 3D.
- Đối với những cửa có trọng lượng lớn hoặc cửa tủ có kích thước rộng, bản lề thẳng có thể không đủ khả năng chịu lực, làm giảm tuổi thọ hoặc hiệu quả sử dụng.

1.2. Bản lề cong nửa
Khác với bản lề thẳng, bản lề cong nửa có đường cong ở cánh tay cao 9mm. Bản lề này được thiết kế cho phép lắp một cánh cửa ở hai bên của tủ trung tâm, cánh cửa tủ để che một nửa thành, với nửa còn lại được tiếp xúc với thân bản lề.
Ưu điểm:
- Hình dáng uốn cong nhẹ, mang lại vẻ đẹp tinh tế và hài hòa.
- Giúp mở cửa rộng hơn so với các loại bản lề thẳng. Một số loại có thể mở đến 180 độ, mang lại sự thuận tiện khi sử dụng và dễ dàng tiếp cận không gian bên trong tủ.
- Chất liệu làm từ thép không gỉ hoặc các vật liệu chịu lực tốt giúp bản lề cong nửa có độ bền cao và khả năng chịu tải trọng tốt
Nhược điểm:
- Thiết kế phức tạp hơn so với bản lề thẳng, vì vậy, việc lắp đặt cần kỹ thuật cao và phải tuân theo đúng các thông số kỹ thuật để đảm bảo độ chính xác và an toàn.
- Bản lề cong nửa có giá thành cao hơn so với các loại bản lề thẳng.
- Không phù hợp với tất cả các loại cửa, đặc biệt là các cửa có trọng lượng quá nặng hoặc cửa có thiết kế yêu cầu độ mở nhỏ hơn.
1.3. Bản lề cong nhiều
Bản lề cong nhiều là loại bản lề khi lắp đặt sẽ lọt hẳn vào bên trong cạnh tủ bếp. Sản phẩm này dùng cho các cánh tủ bếp sát tường, để cánh tủ bếp không chạm vào tường, độ cong của bàn lề cao 17mm.
Ưu điểm:
- Sản phẩm giúp mở cửa với góc rộng hơn, có thể lên đến 180 độ hoặc rộng hơn tùy vào thiết kế của bản lề. Điều này giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với không gian bên trong tủ.
- Sản phẩm mang lại vẻ đẹp sang trọng, thích hợp với các không gian nội thất cao cấp và các thiết kế yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
- Bản lề cong nhiều được làm từ các vật liệu chắc chắn như thép không gỉ, giúp tăng độ bền và khả năng chịu lực, phù hợp với các cửa có trọng lượng lớn hoặc các cửa yêu cầu độ ổn định cao.
Nhược điểm:
- Vì có cấu tạo phức tạp hơn so với hai loại bản lề trên nên cần yêu cầu kỹ thuật lắp đặt chính xác để đảm bảo cửa hoạt động trơn tru và an toàn. Việc lắp đặt không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của bản lề và gây hỏng hóc.
- Sản phẩm có giá thành cao hơn so với các loại bản lề khác, khiến chi phí lắp đặt và thay thế tăng lên.
- Mặc dù bản lề cong nhiều có khả năng chịu lực tốt, nhưng đối với các cửa quá nặng hoặc có kích thước rất lớn, bản lề này có thể không đủ khả năng chịu lực lâu dài nếu không được lựa chọn hoặc lắp đặt phù hợp.
- Bản lề cong nhiều yêu cầu bảo dưỡng định kỳ và việc vệ sinh có thể khó khăn hơn so với các loại bản lề đơn giản hơn. Nếu không bảo dưỡng đúng cách, các bộ phận có thể bị kẹt hoặc mòn nhanh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp bản lề lá cửa gỗ dễ dàng tại nhà
2. Hướng dẫn cách lắp bản lề cho tủ bếp dạng bật
2.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành lắp đặt bàn lề cho tủ bếp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết sau:
- Vít bắn gỗ: Chọn loại vít cho chiều đài và đường kính phù hợp với độ dày của cánh tủ và bản lề.
- Máy khoan: Sử dụng máy khoan điện để việc bắt vít nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Mũi khoan: Chuẩn bị mũi khoan cần phù hợp với kích thước của vít bắn gỗ.
- Tua vít: Chọn loại tua vít có đầu phù hợp với loại ốc bản lề.
- Thước đo: Lựa chọn sử dụng thước dây hoặc thước kẻ để đo đạc và đánh dấu vị trí lắp đặt một cách chính xác nhất.
- Bút chì: Đánh dấu vị trí cần khoan và lắp đặt bản lề trên cánh tủ và khung tủ
- Giấy nhám: Dùng để làm mịn bề mặt gỗ sau khi khoan, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
2.2. Bước 2: Xác định và đo vị trí lắp đặt bản lề cho tủ bếp
Xác định chính xác vị trí cần lắp đặt là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cánh tủ. Đầu tiên, bạn tiến hành kiểm tra loại bản lề bạn đang sử dụng để xác định khoảng cách cần lắp đặt. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để biết thêm thông số kỹ thuật chi tiết.
Sau đó, bạn đo đạc và đánh dấu khoảng cách từ mép cánh tủ đến tâm lỗ vít, khoảng cách giữa các bản lề và vị trí bản lề trên khung tủ.
- Khoảng cách từ mép cánh tủ đến tâm lỗ vít khoảng 3 – 5 mm.
- Khoảng cách giữa các bản lề phụ thuộc vào chiều cao của cánh tủ: Cánh tủ dưới 60cm thì sử dụng 2 bản lề, cánh tủ từ 60 – 90 cm thì sử dụng 3 bản lề, cánh tủ trên 90 cm thì sử dụng 4 bản lề hoặc nhiều hơn
- Vị trí bản lề trên khung tủ đảm bảo thẳng hàng với vị trí đã được đánh dấu trên cánh tủ.
Sau khi xác định được các vị trí, bạn dùng thước đo để đo chính xác các khoảng cách đã xác định và dùng bút chì để đánh dấu vị trí lắp đặt bản lề trên cánh tủ và khung tủ.

2.3. Bước 3: Tháo bản lề cũ (nếu có)
Trong trường hợp bộ bản lề cũ của bạn đã hư hỏng, cần tiến hành tháo chúng ra khỏi tủ bếp bằng cách dùng tua vít để vặn tất cả các vít theo chiều ngược kim đồng hồ. Sau đó bạn dùng giấy ráp vệ sinh lại tất cả vị trí bản lề cũ để bề mặt bản lề được nhẵn mịn.
>>> Xem thêm: Bản lề tự đóng mở thông minh hiện đại giá tốt
2.4. Bước 4: Khoan lỗ âm trên cánh tủ
Cần có 2 lỗ tròn âm cánh mỗi bên cánh tủ để tạo điểm tựa cho bản lề trên cánh tủ khi lắp bản lề bật. Trong trường hợp tủ đã có sẵn lỗ âm, bạn không cần khoan thêm lỗ. Trong trường hợp tủ chưa có lỗ âm, bạn sử dụng mũi khoan rút lõi gỗ để khoan bằng cách:
- Đặt mũi khoan vuông góc với bề mặt từ
- Khoan từ từ, đều tay để tạo lỗ âm có độ sâu phù hợp với chén bản lề
Lưu ý: Điều chỉnh độ sâu của mũi khoan phù hợp, tránh khoan quá sâu làm thủng cánh tủ. Để đánh dấu độ sâu cần khoan, bạn có thể sử dụng vòng giới hạn độ sâu hoặc sử dụng băng dính cách điện.
Có một số bản lề không cần khoét lỗ thì bạn có thể bỏ qua bước này và thực hiện luôn bước tiếp theo.
2.5. Bước 5: Gắn bản lề vào cánh tủ
- Kiểm tra lại đường kính của lỗ ẩm để đảm bảo nó phù hợp với chén (phần nhô) của bản lề mới.
- Tiếp đến, tách phần chén và tay của bản lề ra, đặt chén bản lề vào phần lỗ ẩm sao cho mép kim loại thẳng và song song với mép cánh tủ.
- Dùng khoan hai vít cạnh chén để cố định chén bản lề
2.6. Bước 6: Bắt vít bản lề vào tủ và điều chỉnh lắp cánh tủ
Tuỳ từng loại bản lề, khoảng cách từ thành tủ đến vít sẽ khác nhau+
- Bản lề bật thẳng: Khi lắp đặt, cánh tủ sẽ che kín toàn bộ cạnh tủ, với khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh khoảng 15mm.
- Bản lề bật cong: Khi lắp ráp, cánh tủ sẽ che một phần ba độ dày của cạnh tủ, với khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh khoảng 23mm.
- Bản lề bật cong nhiều: Khi lắp ráp, cánh tủ sẽ lọt vào trong cạnh tủ. Khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh khoảng 30mm.
Khi lắp đặt, bạn cần bắt vít đầu tiên vào thân tủ để cố định tạm thời. Sau đó, thử đóng cánh tủ lại để kiểm tra sự khớp nối với tủ. Nếu cánh tủ vừa khớp, tiến hành vặn chặt các vít còn lại.
Lưu ý: Các khe giữa cánh tủ và thân tủ cần phải đều nhau. Cần đảm bảo không có khe hở sát nóc, đáy hoặc hai bên tủ. Trong trường hợp cánh tủ bị lệch về một bên quá nhiều (gáy trái hoặc gáy phải), có thể điều chỉnh bằng ốc không mũ. Dùng tua vít để vặn ốc theo cách sau:
- Để dịch cánh tủ về phía bên bắt bản lề, vặn ốc theo chiều kim đồng hồ.
- Để dịch cánh tủ về phía đối diện bên bắt bản lề, vặn ốc ngược chiều kim đồng hồ.

>>> Xem thêm: Top 10 bản lề cửa nhôm kính phổ biến nhất
3. 6 lưu ý quan trọng khi lắp đặt bản lề tủ bếp
Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng khi lắp đặt bản lề tủ bếp để đảm bảo tính chính xác, an toàn và hiệu quả sử dụng:
3.1. Trang bị bảo hộ đầy đủ
Trong quá trình lắp đặt, bạn phải sử dụng với các công cụ sắc bén và vật liệu cứng, có thể gây ra tai nạn nếu không cẩn thận. Vì vậy, bạn cần đeo găng tay để bảo vệ tay, đeo kính bảo hộ để tránh bụi hoặc mảnh vụn rơi vào mắt và sử dụng giày bảo hộ để bảo vệ chân khi làm việc.
3.2. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi lắp đặt
Mỗi loại bản lề tủ bếp có thiết kế và cách lắp đặt riêng. Việc làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp bạn tránh được sai sót và bảo đảm bản lề được lắp đặt đúng cách. Vì vậy, trước khi lắp đặt, bạn hãy dành thời gian đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, hiểu rõ các bước thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

>>> Xem thêm: Bản lề chữ A: Phân loại và ứng dụng chi tiết
3.3. Đo đạc vị trí lắp đặt bản lề chính xác
Việc đo đạc chính xác là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng của tủ bếp. Bản lề lắp sai vị trí sẽ làm cho việc đóng mở cửa khó khăn hoặc không khít. Bạn nên sử dụng thước kẹp và bút chì để đánh dấu vị trí lắp đặt bản lề trên cửa tủ và mặt tủ, đảm bảo rằng khoảng cách giữa các bản lề là đều và chính xác để cửa có thể đóng mở thuận lợi.
3.4. Số lượng bản lề lắp đặt
Tủ bếp có kích thước khác nhau, vì vậy số lượng bản lề cần lắp cũng sẽ khác nhau để đảm bảo cửa tủ được chắc chắn và hoạt động ổn định. Một cửa tủ có kích thước vừa hoặc nhỏ có thể dùng 2 bản lề, còn đối với các cửa lớn hoặc cửa tủ nặng, bạn cần sử dụng thêm bản lề thứ ba hoặc bốn bản lề để đảm bảo cửa không bị cong vênh.

>>> Xem thêm: Bản lề cửa sắt chịu lực phổ biến, chính hãng giá tốt
3.5. Dùng lực siết vít vừa phải
Siết vít quá chặt có thể làm hỏng bản lề hoặc làm nứt cửa tủ, nhưng nếu không siết đủ chặt sẽ khiến bản lề lỏng lẻo và cửa dễ bị rơi ra. Bạn nên sử dụng tua vít để siết các vít của bản lề một cách vừa phải.
3.6. Kiểm tra sau khi lắp đặt
Sau khi lắp đặt, việc kiểm tra kỹ lưỡng giúp đảm bảo bản lề hoạt động đúng cách, cửa đóng mở mượt mà và không gặp trục trặc. Bạn cần kiểm tra độ mở của cửa, đảm bảo các bản lề không bị lệch hoặc cứng, cửa đóng khít và không bị kẹt. Nếu phát hiện vấn đề, điều chỉnh ngay lập tức để tránh các hư hỏng lâu dài.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách chỉnh bản lề tủ bếp bị lệch đơn giản
- Kích thước bản lề tiêu chuẩn và lưu ý khi lựa chọn
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Duraval về cách lắp bản lề cho tủ bếp. Bằng cách làm theo các bước hướng dẫn chi tiết ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay lắp đặt bản lề một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm bản lề chất lượng, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Duraval để được tư vấn chi tiết.