So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại: Nên dùng loại nào tốt?

5/5 - (1 bình chọn)

Bếp từ và bếp hồng ngoại là hai loại thiết bị nấu ăn hiện đại, được nhiều gia đình ưa chuộng nhờ vào khả năng nấu nhanh và tiết kiệm năng lượng. Mỗi loại bếp đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Bài viết này của Duraval sẽ so sánh chi tiết về hai loại bếp này để giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với gian bếp của mình.

1. Tìm hiểu về bếp từ

Bếp từ còn được gọi là bếp điện từ, là loại bếp hoạt động dựa trên nguyên lý tạo nhiệt từ từ trường. Khi bếp hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng nằm dưới mặt kính, tạo ra từ trường trong phạm vi vài milimet trên bề mặt bếp.

Bếp từ được cấu tạo từ 4 bộ phận chính như sau:

  • Mâm nhiệt: Đây là bộ phận quan trọng trong bếp từ, giúp bếp hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn khi sử dụng. 
  • Quạt làm mát: Bộ phận này có chức năng làm mát, giảm nhiệt độ của các linh kiện. Khi bếp hoạt động với công suất mạnh, quạt sẽ giúp bếp cân bằng lại nhiệt độ. Quạt làm mát của bếp từ có hai loại là quạt tuabin và quạt đồng trục.
  • Bo mạch bếp từ: Đây là bộ phận thiết yếu, đóng vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình hoạt động của bếp.
  • Mặt kính bếp từ: Hầu hết các loại bếp từ hiện nay đều sử dụng mặt kính Ceramic, có khả năng chống trầy xước, chịu va đập và lực tốt, đồng thời chịu nhiệt hiệu quả. Mặt kính còn giúp bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong.
Bếp từ
Bếp từ

Nguyên lý hoạt động: Bếp từ hoạt động chủ yếu dựa vào dòng Fuco, giúp nhiệt được truyền trực tiếp đến nồi. Khi dòng điện đi vào bếp từ, mạch điện LC tạo ra từ trường biến thiên trên mặt bếp và truyền năng lượng đến nồi, chảo… Do đó, đáy nồi phải được làm từ vật liệu có tính từ để đặt lên mặt bếp, khi đó dòng từ trường tác động vào đáy nồi, sinh ra nhiệt làm nóng nồi. Nhờ cơ chế này, bếp từ giảm thiểu thất thoát nhiệt và tiết kiệm thời gian nấu.

Hiện nay, bếp từ được chia thành 5 loại phổ biến, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn phù hợp: Bếp từ đơn, bếp từ đôi, bếp từ 3 vùng nấu trở lên và bếp từ âm, bếp từ hồng ngoại.

Bếp từ âm
Bếp từ âm

>>> Xem thêm: Bếp điện từ có kén nồi không? Các loại nồi dùng cho bếp từ

2. Tìm hiểu về bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại là loại bếp điện hoạt động dựa theo nguyên lý bức xạ nhiệt từ tia hồng ngoại. Khi dòng điện chạy qua các lõi điện bên trong (cuộn dây điện trợ), thiết bị sẽ tạo ra nhiệt và truyền nhiệt đó đến mặt bếp. Nhiệt từ bếp làm nóng đáy nồi và giúp nấu chính thức ăn.

Bếp hồng ngoại gồm các bộ phận:

  • Phần thân và đáy bếp: Chức năng của phần này là bảo vệ các bo mạch điện tử bên trong một cách hiệu quả. 
  • Quạt tản nhiệt: Bộ phận này được sử dụng để làm mát các vi mạch điện tử và linh kiện bên trong, giúp bếp hoạt động bền bỉ và kéo dài tuổi thọ. 
  • Bộ vi mạch điện tử: Bao gồm mạch điều khiển và mạch công suất, cả hai mạch này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của bếp. Ngoài ra, bộ vi mạch còn giúp so sánh tín hiệu và điều chỉnh công suất sao cho phù hợp.
  • Mâm nhiệt: Hầu hết các loại bếp hiện nay sử dụng mâm nhiệt với dây mayso và bóng đèn halogen, có nhiệm vụ sinh nhiệt để làm nóng khu vực mặt kính dưới đáy nồi, từ đó đun nóng thức ăn.
  • Cảm biến nhiệt: Giúp nhận diện và so sánh nhiệt độ của bếp để thông báo về mạch điều khiển.
  • Mặt kính bếp: Đóng vai trò bảo vệ các bộ phận bên trong, chống trầy xước. Đồng thời, mặt kính còn dễ dàng lau chùi, vệ sinh và góp phần làm cho không gian bếp trở nên sang trọng.
Bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại

Nguyên lý hoạt động: Thiết bị này hoạt động dựa vào sự bức xạ nhiệt từ tia hồng ngoại để tạo ra nhiệt độ.Khi dòng điện đi qua bếp, nó sẽ chạy qua các bộ phận như dây mayso hoặc bóng halogen. Nhiệt do các bộ phận này sinh ra sẽ được truyền ra ngoài. Đồng thời, mặt kính của bếp sẽ tập trung năng lượng vào mâm nhiệt và truyền nhiệt đến đáy nồi, chảo, giúp nấu chín thực phẩm một cách nhanh chóng.

Hiện nay, bếp hồng ngoại được phân thành 4 loại: Bếp hồng ngoại đơn, bếp hồng ngoại đôi , bếp hồng ngoại 3 vùng nấu trở lên, bếp hồng ngoại âm.

Bếp hồng ngoại âm
Bếp hồng ngoại âm

>>> Xem thêm: Nồi nhôm có nấu được bếp từ không? Nên dùng nồi nào tốt?

3. So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại loại nào tốt?

3.1. Điểm giống nhau giữa bếp hồng ngoại và bếp từ

Bếp từ và bếp hồng ngoại được thiết kế kiểu dáng tương tự nhau, với nhiều mẫu thiết kế khác nhau như bếp đơn, bếp đôi,… Cả hai loại bếp đều có mặt bếp làm từ kính cường lực, mang lại độ bền cao, sáng bóng và dễ dàng vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.

Ngoài ra, bếp từ và bếp hồng ngoại đều yêu cầu nguồn điện ổn định để hoạt động, vì công suất của cả hai loại bếp này khá lớn, dao động từ 2000 đến 5800W. Cả hai thiết bị cũng tích hợp các tính năng thông minh như hẹn giờ nấu, khóa an toàn và tự ngắt khi quá nhiệt.

Điểm giống nhau giữa bếp từ và bếp hồng ngoại
Điểm giống nhau giữa bếp từ và bếp hồng ngoại

3.2. Điểm khác nhau giữa bếp hồng ngoại và bếp từ

Bếp từ và bếp hồng ngoại là hai loại bếp phổ biến được nhiều người lựa chọn nhờ vào tính dễ sử dụng và khả năng nấu ăn nhanh chóng. Tuy nhiên, giữa hai loại bếp này vẫn có một số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chíBếp từBếp hồng ngoại
Độ bền7 – 10 năm5 – 7 năm
Tiết kiệm điệnCó, nhưng nhiệt bị thất thoát nhiều hơn
Đảm bảo an toàn, tránh khả năng bị bỏng
  • Có. Chỉ sinh nhiệt lên nồi chảo, mặt bếp luôn mát. Bếp chỉ hoạt động khi có nồi thích hợp, không nóng nhiều khi nấu, nên không lo bị bỏng. 
  • Không thể vệ sinh khi đang đun nấu.
  • Không. Mặt bếp bắt đầu sinh nhiệt khi khởi động, dễ bị bỏng nếu chạm vào trong khi nấu hoặc sau khi nấu. 
  • Có thể vệ sinh ngay cả khi đang đun nấu.
Tự ngắt khi quá nhiệt
Món nấu thích hợp
  • Thích hợp với món nấu nhanh, đơn giản (canh, lẩu, soup). 
  • Không phù hợp với món rim kho, ninh hầm cần nhiệt ổn định. 
  • Chiên xào không ổn định, dễ cháy ở giữa. 
  • Không nướng được.
  • Nấu món nhanh đơn giản không nhanh bằng bếp từ. 
  • Ninh kho tốt hơn bếp từ. 
  • Chiên xào nhiệt ổn hơn bếp từ, nhưng nồi, chảo cần có đáy phẳng. 
  • Có thể nướng nhưng khó vệ sinh vết cháy.
Thời gian nấuNhanh, làm nóng trực tiếp dụng cụ nấu. Đun 1 lít nước mất 4 phút (cùng 1 điều kiện)Chậm hơn, cần làm nóng mặt bếp. Đun 1 lít nước mất 7 phút  (cùng 1 điều kiện)
Mặt bếp khi nấuKhông phát sángPhát sáng, màu đỏ hoặc hồng
Không gian bếp khi nấuSang trọng, hiện đại, vùng nấu không có màu khi đunSang trọng, hiện đại, vùng nấu có màu đỏ khi đun
Loại nồi sử dụngKén nồi, chỉ sử dụng nồi chảo có đáy nhiễm từ tínhKhông kén nồi, sử dụng được nồi inox, gang, đất, thủy tinh, nhôm,…
Hiệu suất>90%~60%
Công suất2000W – 2100W2000W – 2100W
Giá bánCao hơn bếp hồng ngoạiGiá thấp hơn

>>> Xem thêm: 12 Kinh nghiệm mua bếp từ tốt, phù hợp nhu cầu

4. Ưu nhược điểm của bếp từ và bếp hồng ngoại

4.1. Ưu nhược điểm của bếp từ

Ưu điểm của bếp từ:

  • An toàn: Bếp từ an toàn hơn vì chỉ tạo ra nhiệt khi có dụng cụ nấu tương thích đặt lên, giúp ngăn ngừa bỏng vô ý. Mặt bếp không nóng khi không có nồi, chảo, nên bạn có thể chạm tay vào mà không lo bị bỏng.
  • Làm nóng và tăng nhiệt nhanh chóng: Bếp từ làm nóng dụng cụ nấu ngay khi tiếp xúc, mang lại khả năng nấu ăn nhanh hơn so với bếp điện thông thường.
  • Dễ dàng vệ sinh: Mặt kính phẳng của bếp từ dễ dàng vệ sinh bằng khăn microfiber, giúp căn bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng.
  • Hiệu quả năng lượng: Với khả năng làm nóng trực tiếp dụng cụ nấu, bếp từ tiết kiệm năng lượng hơn so với bếp điện thông thường.
  • Kiểm soát chính xác: Công nghệ cảm ứng cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ chính xác, phản hồi tức thì với các điều chỉnh, mang lại cho người dùng khả năng kiểm soát vượt trội khi nấu ăn.
Ưu điểm của bếp từ
Ưu điểm của bếp từ

Nhược điểm của bếp từ:

  • Chi phí ban đầu cao hơn: Bếp từ có giá cao hơn và có thể yêu cầu đầu tư vào dụng cụ nấu phù hợp.
  • Cần dụng cụ nấu ăn tương thích: Bếp từ chỉ sử dụng dụng cụ nấu có từ tính, không bao gồm các loại nồi, chảo làm từ nhôm, đồng và thép không gỉ không nhiễm từ.
  • Bề mặt bếp dễ bị xước: Mặt kính của bếp từ dễ bị trầy xước, vì vậy cần phải sử dụng và bảo trì cẩn thận.

>>> Xem thêm: Tổng hợp kích thước bếp từ phổ biến và cách lựa chọn

4.2. Ưu nhược điểm của bếp hồng ngoại

Ưu điểm của bếp hồng ngoại:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Bếp hồng ngoại có giá thành phải chăng hơn, là lựa chọn phù hợp với ngân sách của nhiều người.
  • Tương thích với nhiều dụng cụ nấu ăn: Bếp hồng ngoại có thể sử dụng nhiều loại vật liệu nấu, không giống như bếp từ yêu cầu dụng cụ nấu có từ tính.
  • Dễ dàng vệ sinh: Tương tự bếp từ, bếp hồng ngoại có bề mặt kính mịn, dễ dàng vệ sinh và bảo trì.
Ưu điểm của bếp hồng ngoại
Ưu điểm của bếp hồng ngoại

Nhược điểm của bếp hồng ngoại:

  • Mất nhiều thời gian làm nóng hơn: Bếp hồng ngoại cần nhiều thời gian hơn để làm nóng cả bếp và nồi, dẫn đến việc nấu ăn chậm hơn.
  • Tiêu thụ nhiều điện hơn: Bếp hồng ngoại tiêu tốn điện năng nhiều hơn bếp từ do mất nhiệt trong quá trình truyền nhiệt từ bếp sang chảo.
  • Phân bố nhiệt không đều: Bếp hồng ngoại có thể phân phối nhiệt không đều, ảnh hưởng đến kết quả nấu ăn ở các khu vực khác nhau trên bếp.
  • Bề mặt dễ vỡ: Vì được làm bằng kính, bề mặt bếp hồng ngoại dễ bị trầy xước và vỡ, nên cần cẩn thận khi sử dụng.

5. Vậy nên mua bếp hồng ngoại hay bếp từ?

5.1. Mua bếp hồng ngoại khi

  • Bạn muốn tiết kiệm chi phí và tận dụng được các nồi chảo sẵn có trong gia đình.
  • Có nhu cầu chế biến các món nướng.
  • Không lo ngại về việc gian bếp sẽ nóng lên khi nấu ăn.
  • Thường xuyên nấu các món kho, rim cho gia đình.
  • Ngoài ra, bạn có thể chọn các mẫu bếp hồng ngoại đôi với 2 vùng nấu hoặc các mẫu bếp hồng ngoại từ 3 vùng nấu trở lên để nấu nướng tiện lợi hơn.

5.2. Mua bếp từ khi

  • Có khả năng tài chính tốt, vì giá của các mẫu bếp từ trên thị trường thường cao.
  • Mong muốn tiết kiệm điện năng và giảm thiểu tình trạng thất thoát nhiệt.
  • Cần kiểm soát quá trình nấu nướng, nấu nhanh trong thời gian ngắn hoặc chính xác.
  • Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn bếp từ hồng ngoại (bếp điện kết hợp giữa các vùng nấu từ và hồng ngoại) để tận dụng ưu điểm của cả hai loại bếp, mang lại sự tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.

Bài viết liên quan:

Tóm lại, cả bếp từ và bếp hồng ngoại đều là những lựa chọn tuyệt vời cho gian bếp hiện đại, mỗi loại mang đến những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn giữa bếp từ và bếp hồng ngoại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, ngân sách và thói quen nấu nướng của từng gia đình. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết của Duraval sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, phù hợp với nhu cầu của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Duraval khẳng định chất lượng sản phẩm inox 304 qua kiểm định QUATEST 1

Trước thực trạng thị trường nhiều sản phẩm inox 304 giả, Duraval đã chủ động kiểm định phụ kiện tủ bếp làm từ inox 304 tại QUATEST 1 – Đơn vị kiểm định uy tín trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm minh chứng rõ ràng cho chất lượng thực tế của sản…

Cách vệ sinh máy hút mùi sạch cực nhanh với 6 bước tại nhà

Máy hút mùi giúp loại bỏ khói, mùi thức ăn và dầu mỡ trong quá trình nấu nướng, mang lại không gian bếp sạch sẽ, thoáng đãng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy hút mùi sẽ tích tụ bụi bẩn, dầu mỡ, làm giảm hiệu suất hoạt động. Vì vậy, vệ sinh…

Hướng dẫn cách lắp máy hút mùi 5 loại chi tiết cực đơn giản

Cách lắp máy hút mùi đúng không chỉ giúp nâng cao tuổi thọ của sản phẩm mà còn đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị trong suốt thời gian sử dụng. Vậy lắp máy hút mùi như thế nào là đúng cách? Cần lưu ý những gì trong quá trình lắp đặt? Hãy…

Bỏ túi 11 kinh nghiệm mua máy hút mùi nhất định phải nhớ

Máy hút mùi có khả năng loại bỏ mùi thức ăn và dầu mỡ sản sinh trong quá trình nấu nướng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy hút mùi với mẫu mã và tính năng khác nhau, khiến người tiêu dùng băn khoăn khi lựa…